Thánh ANÊ Đồng trinh Tử đạo

Thánh ANÊ Đồng trinh Tử đạo (khoảng + 304)

Một cuộc đời được gặt bởi gươm đao. Đó là tất cả. Không có nhiều việc, không có nhiều chuyện, nhưng danh tiếng đã nên lẫy lừng.

Một sử gia đã chân nhận như thế theo những lời truyền khẩu. Người ta biết rằng: Anê qua đời khoảng năm 12 tuổi. Cuộc khảo sát xương sọ cho biết như vậy. Người ta còn biết được rằng, theo thánh Ambrosiô, vào năm 375 đã cử hành các lễ kính thánh nữ và vị thánh trẻ trung này được trình bày như vị thánh tử đạo sau khi đã chiến đấu để giữ mình đồng trinh.

Người ta yêu cái tên của Ngài, Anê theo tiếng la-tinh có nghĩa là con chiên, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là trong trắng. Người ta muốn rằng Ngài có nét đẹp duyên dáng quyến rũ và thuộc gia đình quý phái. Các cô gái lập gia đình sớm. Trong số những chàng trai ngưỡng mộ Ngài, có con trai một vị tổng trấn, nhưng Anê tự cởi lòng đã chọn lựa vị hôn phu của mình.
Ngài đã nghe về Chúa Giêsu, đã trở thành Kitô hữu và đã tận hiến vĩnh viễn cho Chúa Kitô. Các trẻ em thời này hay có tư tưởng anh hùng vì đã được thấy dòng máu của những vị tử đạo tuôn đổ. Anê từ khước lời cầu hôn của người thanh niên lương dân và bị tố giác trước quan tổng trấn.

Theo một trong các cuộc đối chất tuyệt vời mà cả trăm nghìn Kitô hữu cho là chính xác, các lời hứa hẹn với những đe dọa chẳng có nghĩa lý gì đối với đức tin và lòng can đảm của thánh nữ. Người thiếu nữ từ chối không thờ lạy thần Minerva. Một ý tưởng quỷ quái nảy ra trong đầu óc quan tổng trấn. Ông truyền dẫn thiếu nữ đến xóm bất lương mặc cho bọn say mê nàng xâm phạm. Ngài bị lột hết y phục. Nhưng tóc dài phủ kín người Ngài. Hơn nữa nguồn sáng bởi trời bao quanh Ngài làm thành một chiếc áo trắng diệu kỳ. Con của vị tổng trấn định cả gan xâm phạm tới Ngài nhưng bị ngã chết như bị sét đánh. Anê đầy thương cảm đã xin thiên thần cứu sống anh và anh sẽ trở lại đạo.

Điều kỳ diệu không có giới hạn và mọi sự đều có thể cả. Bị đưa vào lò lửa, nhưng người thiếu nữ bất khuất không bị thiêu sống. Thánh Ambrôsiô nói : – Ngài đi chịu khổ hình một cách vui vẻ còn hơn một người đi vào loan phòng của mình, vì Ngài không đi đến cái chết nhưng đi vào bất tử, Ngài được trang điểm không phải bằng những trân châu ngọc báu, nhưng bằng ánh sáng siêu nhiên.

Các ngọn lửa vây kín mà không thiêu đốt Anê. Vậy Ngài phải bị chém đầu mới được. Và người ta thấy một thiếu nữ yếu ớt khuyến khích người lý hình tay chân run rẩy : – Chặt đi đừng sợ gì, để tôi sớm đến được với Đấng lòng tôi yêu mến.

Tường thuật đã được tiểu thuyết hoá và làm say mê lòng đạo đức của các tín hữu, nhưng sẽ không đủ để tên Ngài được quí trọng như vậy, nếu không chắc chắn rằng Anê là thánh trẻ tử đạo mà đức tin, đức mến và lòng ái mộ đức khiết trinh còn mạnh mẽ hơn cả sự chết.

Lịch sử thánh Anê còn được phép thêm bằng qua lời truyền khẩu về Emêrentiana, người chị em cùng một vú nuôi với Ngài. Vài ngày sau khi Anê tử đạo, dân ngoại bắt gặp Emêrentiana với các tín hữu khác cầu nguyện bên mộ Ngài.

Các Kitô hữu chạy trốn nhưng Emêrentina ở lại và bị ném đá. Cha mẹ Anê chôn cất nàng bên mộ con gái mình. đêm sau họ thức cầu nguyện và thấy Anê ở giữa các thánh nữ đồng trinh, với con chiên trắng hơn tuyết bên phải.

Thánh Anê nói với cha mẹ: – Đùng khóc vì con phải chết, trái lại cha mẹ hãy vui mừng vì con được hiệp nhất ở trên trời với Đấng con đã yêu mến hết lòng khi ở dưới đất.
Để nhớ đoạn lịch sử này, ngày 21 tháng giêng, sau thánh lễ cử hành trên mộ xác thánh Anê, người ta dẫn tới hai con chiên, lông kết sao vàng và đeo nải trắng một con, đỏ một con. Hai con chiên được đặt trên bàn thờ trong một giỏ mây, được chúc lành và dâng cho Đức Thánh Cha, sau đó được gởi về tu viện thánh Cêcilia.

Nơi đây các nữ tu nuôi chúng lớn lên, lông chúng dùng để dệt các “Pallium”, phẩm phục dệt bằng len trắng, có thêu thánh giá đen, mà Đức giáo hoàng gửi cho các Đức Tổng giám mục mặc trên áo choàng ngoài, như dấu hiệu tỏ sự kính trọng.

Agnes von Rom
Keine der jungfräulichen Märtyrerinnen genoss schon früh solche Verehrung wie Agnes. Schon der Märtyrerkalender von 354 und Ambrosius von Mailand berichteten erste Züge ihrer Legende.

Diese betont die Schönheit und Glaubenssicherheit der zwölfjährigen Agnes. Der Werbung des Sohnes des Stadtpräfekten trat die vornehme Römerin ablehnend gegenüber mit der Begründung, sie sei schon verlobt. Mehrfache Nachfrage des Jünglings beantwortete sie schließlich damit, ihr Verlobter sei Jesus Christus. Agnes wurde nun vor Gericht gestellt, aber alle Vorstellungen, Bitten und Drohungen des Richters konnten ihre Standhaftigkeit nicht erschüttern. Da befahl er, sie nackt auszuziehen und zur Prostitution zu zwingen. Aber ihre langen Locken umhüllten sie wie ein dichter Mantel, ein Engel brachte ihr ein Lichtgewand, von dem das ganze Haus durchstrahlt wurde.

Der Sohn des Präfekten suchte sie mit seinen Gesellen im Bordell auf, geblendet wichen sie zurück; er selbst fiel, vom bösen Geist erwürgt, tot um, als er Agnes berühren wollte. Durch ihr Gebet ins Leben zurückgerufen, ließ er sie als Zauberin denunzieren. Der Präfekt wagte weder, sie zu retten, noch sie zu verurteilen, ging außer Landes und überließ sie einem anderen Richter. Dieser ließ sie im Stadion des Domitian in ein großes Feuer werfen, aber die Flammen wichen vor ihr zurück. Da befahl er, dass man ein Schwert durch ihre Kehle stoße.

Eltern und Freunde begruben Agnes in einer heute nach ihr benannten Katakombe an der Via Nomentana und hielten die Totenwacht. In der achten Nacht sahen sie einen Reigen schöner Jungfrauen, in ihrer Mitte Agnes in goldenem Kleid, den Ring ihres Verlöbnisses mit Christus am Finger, ein weißes Lamm zu ihrer Rechten, das Lamm, auf das Johannes der Täufer und die Apokalypse hinwiesen.

Agnes wird schon seit dem 4. Jahrhundert als Märtyrerin verehrt. Um 350 wurde über ihrem Grab eine von Konstantia gestiftete Kirche erbaut; sie stand unmittelbar neben dem Mausoleum der Kaisertochter. Die heutige Kirche Sant’ Agnese fuori le mura an etwas anderer Stelle geht auf einen Bau zurück, der im 7. Jahrhundert von Papst Honorius erneuert wurde und seitdem unverändert ist. In Kunstwerken wird Agnes oft mit einem Lamm dargestellt. Die Kirche in Rom segnet jedes Jahr an ihrem Festtag zwei Schafe, aus deren Wolle dann das Pallium hergestellt und vom Papst an die Erzbischöfe als Insignie ihrer Rechtsprechung überreicht wird.

Dieser Beitrag wurde unter Allgemein veröffentlicht. Setze ein Lesezeichen auf den Permalink.

Die Kommentarfunktion ist geschlossen.