CÁCH DÙNG DẤU CÂU

Dấu câu là một trong những phương tiện ngữ pháp (thay cho ngữ điệu khi nói). Nó có tác dụng làm cho nội dung của câu văn mạch lạc, khúc chiết; ngăn cách các thành phần trong cấu tạo câu.

Dùng dấu câu không chuẩn xác hoặc dùng dấu câu không phù hợp trong văn bản sẽ làm cho câu sai hoặc có nội dung mơ hồ.

Trong tiếng Việt có các dấu câu sau đây:

  1. Dấu chấm
    Dấu chấm dùng để kết thúc câu tường thuật (câu kể) trên văn bản.
    VD: Anh ấy nói rằng: “Sẽ tới một ngày ta đòi nợ non sông!”. 2. Dấu chấm hỏi
    Dấu chấm hỏi dùng trong câu nghi vấn (câu hỏi) nhất là trong trường hợp đối thoại.

VD:
– Bạn có biết gì về tình hình Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay?
– Tôi không biết. Còn bạn?

Cần chú ý:

a/ Dấu chấm hỏi có thể dùng trong câu tường thuật, đặt trong dấu ngoặc đơn để biểu thị sự nghi ngờ.
VD:
– Chúng ta đã mất Trường Sa (?)
– Chúng ta vẫn còn giữ được một số đảo!

b/ Không dùng dấu chấm hỏi trong trường hợp có từ nghi vấn trong cấu tạo của câu ghép với nghĩa nêu lên một tiền đề cho ý kiến tiếp theo.
VD: Trung Quốc là nước như thế nào, ai cũng biết.

c/ Nếu muốn tỏ thái độ khinh bỉ, mỉa mai, đồng thời hoài nghi thì dùng dấu chấm than và dấu hỏi trong một ngoặc đơn.
VD: Người ta đồn rằng hắn là kẻ lừa đảo (!?).

3. Dấu chấm than
Dấu chấm than thường được đặt cuối câu cảm thán, câu cầu khiến, khuyên ngăn, mệnh lệnh.

VD: 
– Câu cảm thán: Trời! Biển đảo Tổ quốc ta đẹp quá!
– Câu cầu khiến, khuyên ngăn, mệnh lệnh: Việt Nam ơi xin nắm chặt tay!

Dấu chấm than còn có thể đặt trong dấu ngoặc đơn để biểu thị thái độ mỉa mai hay dùng cùng với dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn để vừa biểu thị thái độ mỉa mai, vừa hoài nghi.
VD: Hắn tự hào vì người ta không tìm được hắn (!)

  1. Dấu chấm lửng
    Khi nói, dấu chấm lửng được thay thế bằng từ vân vân. Khi viết cũng có thể dùng từ này (viết tắt “v.v…”) hoặc dùng 3 dấu chấm (…). Dấu chấm lửng dùng để:
  2. Đặt cuối câu khi người nói không muốn nói hết ý mình.
    VD: Sự thể là vậy nhưng hắn nào có muốn…

b. Đặt cuối đoạn liệt kê khi người nói không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng,… trong một chủ đề.
VD: Câu trên cũng là 1 ví dụ.
VD khác: Năm nay, các loại rau cỏ như: rau muống, mồng tơi, su hào, bắp cải,… đều lên giá.

c. Đặt sau từ, ngữ biểu thị lời nói đứt quãng.
VD: Tôi… không… còn… đủ… sức… nữa!

d. Đặt sau từ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh.
VD: Phù… Thế là xong!

e. Đặt sau đoạn biểu thị sự châm biếm, hài hước.
VD: Đẹp trai không bằng… chai mặt.

  • Dấu hai chấm
    Dấu hai chấm dùng để:

 

a/ Liệt kê thành phần vị ngữ của câu đơn có động từ là hoặc trong thành phần vị ngữ có các từ biểu thị sự liệt kê ở sau các từ: sau đây, như sau, để,…
VD: Một số yêu cầu khi viết bài trên diễn đàn là:
– Viết đúng chính tả;
– Trình bày dễ nhìn;
– Không sử dụng các ngôn từ thiếu văn hóa.

b/ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
VD: Cầu vồng có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

c/ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay với lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
VD:
Bạn tôi hỏi:
– Cậu rảnh hay sao mà lại tham gia vô mấy cái rắc rối đó?
Tôi đáp:
– Tôi không rảnh lắm nhưng tranh thủ chút thời gian vì tôi thấy mình cần phải làm một cái gì đó cho Hoàng Sa Trường Sa, cho đất nước.

  1. Dấu gạch ngang
    Dấu gạch ngang dùng để:

a/ Chỉ ranh giới của thành phần chú thích
VD: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã giành cả đời để nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn sách mới

b/ Đặt trước những lời đối thoại
VD: 
– Anh đi đâu thế?
– Tôi đi loanh quanh đây thôi.

c/ Đặt ở đầu những thành phần liệt kê
VD:Thi đua yêu nước để:
– Diệt giặc đói;
– Diệt giặc dốt;
– Diệt giặc ngoại xâm.

d/ Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng, hay ở giữa hai con số ghép lại để chị một diên danh, một liên số
VD: Cầu truyền hình Hà Nội – Huế – Sàigòn đã sẵn sàng.
Văn học Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945 có nhiều tác phẩm đáng để đọc.

e/ Dùng trong trường hợp phiên âm tiếng nước ngoài
VD:  pô-li-me,…

 

  1. Dấu ngoặc đơn
  2. Dùng để ngăn cách thành phần chú thích với từ ngữ trong thành phần chính của câu.
    VD: Tôi quen anh (rất tình cờ) qua một người bạn thân.

b. Sự khác nhau giữa dấu gạch ngang và dấu ngoặc đơn có khi không được rõ. Theo thói quen, người dùng dấu này, người dùng dấu kia đối với thành phần chú thích. Tuy vây, cũng có thể nhận thấy giữa hai loại dấu này có sự khác nhau như sau:
– Khi thành phần chú thích có quan hệ rõ với một từ, một ngữ ở trước nó, thì thường dùng dấu ngang; nếu quan hệ đó không rõ thì thường dùng dấu ngoặc đơn.
– Dấu ngoặc đơn sử dụng khi mà thành phần chú thích dài, dùng chữ in nghiêng
VD: Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới hai mươi sáu tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm.
(Ngô Tất Tố)
– Một trường hợp đáng chú ý là dấu ngoặc đơn có thể dùng để giải nghĩa cho một từ hoặc một yếu tố ngôn ngữ không thông dụng.
VD: – Italia (Ý), Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)
– Tiếng trống của phìa (lý trưởng) thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ.
(Tô Hoài)

  1. Dấu ngoặc kép

a/ Dùng để chỉ ranh giới của một lời nói được thuật lại trực tiếp. Trước dấu ngoặc kép, trong trường hợp này, thường dùng dấu hai chấm.
VD: Thiếu úy Trần Văn Phương đã hô: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”.

b/ Dùng để trích dẫn một danh ngôn, một khẩu hiệu. Trong trường hợp này không dùng dấu hai chấm trước đó. Chữ cái đầu âm tiết của từ trong danh ngôn, tục ngữ, lời dẫn… cần được viết hoa.
VD: Câu “Trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ” là có ý khuyên người ta cẩn trọng trong ăn ở, đừng để tiếng xấu ở đời.

c/ Dùng để biểu thị thái độ mỉa mai, chế diễu của người viết hoặc trích dẫn từ, ngữ của người khác hoặc đánh dấu một từ được dùng với nghĩa đặc biệt, khác với nghĩa thông thường..
VD: Xem chừng các anh chị ở đây đều theo chiều hướng “trăm năm cô đơn” hết cả rồi!

Khoảng cách sau các dấu câu bao giờ cũng là một (1) khoảng trắng, sau đó bắt đầu đến ký tự đầu tiên của câu (vế) tiếp theo.

Sau dấu chấm câu thì viết ký tự in hoa. Sau dấu phẩy ( , ), dấu chấm phẩy ( ; ) ngăn cách các vế của một câu thì không viết hoa.

Đầu mối câu viết hoa ký tự đầu tiên. Tên riêng thì viết in hoa ký tự đầu.

Các dấu bỏ ngay sau ký tự cuối cùng của câu (vế) mà không có khoảng cách.

Die Kommentarfunktion ist geschlossen.