LỄ THĂNG THIÊN

Sự việc Chúa Thăng Thiên được viết ngắn gọn nhưng rõ ràng và đủ ý nghĩa: “Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa”. Chính câu nầy được Giáo hội lấy đặt vào Kinh Tin Kính.

Lễ Thăng Thiên là mừng cả hai việc Chúa lên trời: lần trước ngay khi Chúa Phục Sinh, Ngài đã trở về cùng Chúa Cha và được tôn vinh để ngự trị bên hữu Cha, và lần sau nầy Ngài lên trời trước mặt các Tông đồ.

Cả hai Thánh sử Marcô và Luca đều chép việc Chúa Thăng Thiên vào ngay buổi chiều ngày Phục Sinh, theo cái nhìn thần học. Nhưng theo Sách Tông Đồ Công Vụ thì việc Thăng Thiên ở thời điễm lâu hơn, bỡi sau khi sống lại Chúa còn hiện ra và giảng dạy các tông đồ bốn mươi ngày.

Ngự bên hữu Thiên Chúa.

Sự tôn vinh Đức Kitô được diển tả ”ngự bên hữuThiên Chúa”. Theo thánh vịnh 110 thì đó là hình ảnh Đấng Messia được vinh dự tuyệt vời, cùng đồng quyền uy với Thiên Chúa. Phúc Âm Marcô (Mc 14, 16) cũng ghi chính Chúa Giêsu cũng đã tuyên bố với người Do Thái : “Các ngươi sẽ xem thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng”.
Về việc Chúa Thăng Thiên trước mặt Tông đồ thì chỉ có Thánh Luca viết (Sách Công Vụ Tông Đồ nói rỏ hơn) . Việc Chúa về cùng Cha ngay khi Phục Sinh thì chỉ có Thánh Gioan viết . Ví dụ Gioan 17, 3 viết: “Lạy Cha, giờ đây xin Cha hãy tôn vinh con bằng sự vinh hiển mà con hằng có bên Cha từ trước khi có thế gian !”. Phải chăng việc biến hình trên núi đã là dấu chỉ Chúa Con luôn được tràn ngập vinh quang?

Nhận lãnh sứ mệnh.

Lễ Thăng Thiên đánh dấu kết thúc sứ mạng của Chúa ở trần gian và khởi đầu sứ mạng của các Tông đồ. Cả 4 Thánh sử đều ghi rõ Lời Chúa ban lệnh truyền cho các Tông đồ.

Ví dụ Mc 16,15: “Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho hết mọi tạo vật”.Cách nói mọi tạo vật phải hiểu là toàn thể vũ trụ trong viển ảnh thiêng liêng được đổi mới chứ không phải chỉ con người mà thôi ( Rm 8, 19-22).

“Ai tin và chịu phép rữa thì được cứu rỗi,
ai không tin sẽ bị án phạt” …

Đây nhắc lại tư tưởng của thánh Gioan: chấp nhận ánh sáng hoặc ở trong tối tâm. Việc Chúa đến đặt cho con người sự lựa chọn. Chẳng những ai không tin thì bị luận phạt mà còn không được tương đối hóa giáo lý Phúc Âm. Tất cả lời giảng dạy của các Tông Đồ đều khẳng định Chúa Giêsu là đấng cứu độ duy nhất, không thể nói đến đời sống siêu nhiên mà không có chúa Giêsu. Giáo Hội có đầy thẩm quyền thông ban sự sống thiêng liêng bằng việc cử hành các bí tích mà trước tiên là bí tích Rữa tội. Điều nầy các tông đồ đã khẳng định với người Do Thái khi họ không tin nhận Chúa Giêsu mà chỉ mong được cứu thoát nhờ vào Lề Luật.

Những dấu chỉ.

Chúa Giêsu kể ra một loạt những dấu chỉ mà những “kẻ tin vào Người” sẻ đạt được. Chúa không nói cho riêng các tông đồ bởi vì Người không nói các ngươi “ các ngươi sẻ trừ được qủi, các ngươi sẻ nói được các thứ tiếng lạ.., nhưng nói nhiều người nối tiếp các ông cũng sẻ được quyền như vậy.

Tiếng dấu chỉ có nghĩa rộng hơn tiếng phép lạ, bởi chử phép lạ chỉ là nhìn thán phục (admirari). Dấu chỉ có tính giáo dục, không luôn luôn là điều gì đó phi thường. Thí dụ máu và nước từ cạnh sườn Chúa bị đâm thâu là một dấu chỉ. Sự thương khó của Chúa là dấu chỉ của tình thương Chúa đối với con người. Ơn Chúa Thánh Thần đầy tràn và kín nhiệm nhưng cũng có những dấu chứng.

Phúc Âm thánh Marcô dùng tiếng dấu chứng, tiếng mà các đối thủ của Chúa đã dùng khi đòi Chúa chứng minh tính cách Messia của Người: cho dấu gì để họ tin. Cách nói nầy có gì đó gần giống như trong Phúc Âm IV: một sự biểu dương nói lên Thiên Chúa có mặt, lý chứng về quyền năng của Chúa Giêsu.

Chắc hẳn tác giả bị ảnh hưởng của sách Tông Đồ Công Vụ: các tông đồ đuổi quỉ, nói được thứ tiếng lạ, thánh Phaolô gở rắn ra khỏi tay mà không sao cả (28,3-6), thánh Phêrô đặt tay chữa người què, Anania đặt tay chữa Saolê bị mù..v.v..Và các tiên tri, nhất là Isaia đã kê ra một bảng dài những dấu chỉ của thời kỳ Cứu Thế, cứ theo đó mà nhận biết.

Không chỉ ở buỗi sơ khai của Giáo Hội, các Tông Đồ và nhiều tín hữu được những đặt sủng, mà trải dài qua nhiều thế kỷ những dấu lạ không bao giờ thiếu. Điều chắc chắn là trong cuộc sống truyền giáo, giữa lòng Giáo Hội, nơi các cộng đoàn kiên vững đức tin luôn tràn ngập dấu chỉ.

Dieser Beitrag wurde unter Bai Viet veröffentlicht. Setze ein Lesezeichen auf den Permalink.

Die Kommentarfunktion ist geschlossen.