Hạt lúa Giêsu

Vì hạt lúa mì rất gần gũi, rất thân thương đối với người Do Thái, nên Ðức Giêsu đã lấy hình ảnh hạt lúa bay từ bàn tay người thợ vùi vào lòng đất phải thối đi, sinh một mùa bội thu để ám chỉ về Người mà mặc khải cho họ, là Ngài phải chết đi để sinh ơn cứu rỗi cho mọi người: “Khi con người khéo ta lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta”.

Hôm nay nghe lại bài Tin Mừng này, hình ảnh hạt lúa mì thối ruỗng như là một lời cảnh tỉnh và kêu gọi mọi người chúng ta. Mỗi người chúng ta hãy tự nhìn lại chính bản thân mình đã là một hạt lúa mì mục nát chưa?

Hạt lúa mục nát là hạt lúa của hy sinh, của yêu thương, của tha thứ và của mọi người. Hạt lúa không phải là hạt lúa của riêng mình. Nếu hạt lúa của sự cất giữ, của tư riêng thì hạt lúa đó đang trở thành trơ trọi, chai cứng. Ðó chính là hạt lúa của ích kỷ, của ghen ghét, của hận thù, của chia rẽ và của sự chết.

Chúng ta có đang là hạt lúa chịu thối ruỗng để sinh một mùa bội thu, hay chúng ta lại là hạt lúa chỉ trơ trọi một mình không sinh ích lợi ?

Mùa chay thánh hôm nay Giáo Hội đang kêu mời chúng ta mỗi người hãy gẫm suy về hạt lúa mì được gieo vào lòng đất.

Chúng ta có dám can đảm như người bạn trong câu chuyện trên chấp nhận hy sinh tính mạng cho người anh em của mình. Hay Ðức Kitô có là tấm gương cho chúng ta học hỏi và sống ! Ðể hầu tuy ta đang chết nhưng thực sự ta lại đang sống. Như lời Chúa đã nói : “Ai tìm mạng sống mình sẽ mất và ai đánh mất mạng sống mình vì ta thì lại được sự sống đời đời”.

Ðiều đó có khác đâu với câu nói mà kết thúc của báo Phụ Nữ viết về ông Phan Hiến- một cán bộ về hưu từng chắt chiu những đồng tiền để làm việc từ thiện : “Những gì chúng ta làm cho bản thân, sẽ lụi tàn khi chúng ta chết đi. Còn những gì chúng ta làm cho người khác và cho đời, sẽ là bất diệt” .

Vâng hạt lúa mì gieo vào lòng đất thối mục đi để sinh nhiều bông hạt vẫn là lời mời gọi liên lỉ đối với mỗi người tín hữu chúng ta khi bước theo Ðức Kitô – Hạt lúa gốc đã chết đi để tái sinh mùa lúa mới, đã chết đi để cứu rỗi mọi người.

Dieser Beitrag wurde unter Bai Viet veröffentlicht. Setze ein Lesezeichen auf den Permalink.

Die Kommentarfunktion ist geschlossen.