Trở nên như Giêsu

Trở nên như Giêsu

gap go Giesu

Người ta thường nghĩ rằng: “Ồ! Trở nên như Giêsu ư? Khó quá!” Nhiều người thấy đó là một đề nghị chẳng mấy hấp dẫn hoặc gây ra nhiều phiền toái, vì họ biết rằng Đức Giêsu phải chịu quá nhiều đau khổ và phải vác thập giá nữa. Nhưng Đức Giêsu vẫn cứ là một người hạnh phúc nhất trên mặt đất này! Tương tự như vậy niềm vui là đặc tính của các thánh là những đấng đã noi gương Đức Giêsu Kitô và đã được biến đổi nên như Người. Một châm ngôn đặt ra ở đây khá hay, “Một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn!” (A sad saint is a sorry saint!) Nên nhớ rằng Mẹ Têrêxa, người đã được biết đến như là vị thánh hiện đại, thì luôn vui và tràn ngập hy vọng, cho dẫu biết bao khó khăn mà ngài đã phải đương đầu trong khi là hiện thân Kitô cho kẻ khác.

Vì thế điều đầu tiên chúng ta phải hiểu là việc trở nên Kitô không phải là một viễn tượng kinh khủng hay thảm sầu. Đó là điều tuyệt diệu, và chúng ta phải muốn điều ấy với cả tâm hồn của mình. Toàn thể mục tiêu và phạm vi biện phân là biến đổi thành Kitô! Nhưng có sức cản vì chúng ta không muốn điều ấy với cả con tim của mình. Khi được hỏi, “Anh đã mở ra những cánh cửa nào của anh cho Đấng Cứu Thế chưa?” Câu trả lời là một tiếng vang đội “RỒI!” Nhưng đối với nhiều người trong chúng ta, điều ấy có thể là các cánh cửa chỉ được mở he hé thôi. Chúng ta đã không mở rộng cửa cho Đấng Cứu Thế. Nói cách khác, tâm hồn chúng ta không ham muốn được biến đổi thành Kitô. Nếu đa phần các kitô hữu trong thế giới hôm nay thực sự được hướng tới việc trở nên như Kitô, thì thế giới sẽ được hoán cải ngay lúc này. Vì thế, chúng phải nài xin Thánh Thần ban cho lòng ước muốn mãnh liệt, nỗi khao khát cháy bỏng được nên như Giêsu.

Rồi sau đó là hãy nhìn vào dự phóng này bắt nguồn từ cái nhìn của Thiên Chúa. Tôi tin mỗi người Công giáo và Kitô hữu đều thuộc nằm lòng hai bản văn lời Chúa. Người Do-thái thường cột các câu trích dẫn từ Kinh Thánh trên trán, cánh tay, trên cửa ra vào nhà của họ. Không có một phương thế nào khác cho các phương tiện này, tôi ước mong mỗi Kitô hữu có các bản văn sau đây được khắc ghi trong tâm trí họ! Bản văn thứ nhất là thư Rôma chương 8 câu 29: “Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc.” “Giữa một đàn em đông đúc” có nghĩa là giữa những người giống như Người, giữa những người biểu lộ tính cách của Người. Đây là điều mà Thiên Chúa tìm kiếm trong bạn và trong tôi. Người muốn chúng ta được biến đổi thành Người Con Giêsu của Người.

Bản văn thứ hai là thư thứ 2 gởi tín hữu Cô-rin-tô chương 3 câu 18: “Chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như trong một tấm gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí.”Đây là một bản văn động viên và bảo đảm với chúng ra rằng Thần Khí vẫn đang hoạt động, đang biến đổi chúng ta thành Kitô. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điều này đòi hỏi một cú nhảy có chất lượng đi vào chiều kích thiêng liêng khởi đi từ một con người đơn thuần tự nhiên! Đức Giêsu đã khẳng định với ông Nicôđêmô, là một người Do-thái rất thiện chí từ quan điểm tự nhiên, rằng ông phải được ‘tái sinh’, hoặc hơn thế nữa là, ‘được sinh từ bên trên’. Và người ta chỉ có thể thực hiện được điều này ‘bởi nước và Thần Khí’. Chính vì lý do này mà Đức Giêsu đã phải chết trên Thập giá và phục sinh. Tin mừng Gioan 7,37-39 bảo chúng ta rằng Thần Khí chưa được trao ban vì Đức Giêsu chưa được tôn vinh. Nhưng Gioan 19,34 lại nói rằng từ cạnh sườn Đức Giêsu trên thập giá máu và nước tuôn trào, là biểu tượng của sự sống mới trong Thánh Thần được trao ban nhờ nước Thanh Tẩy và máu Thánh Thể. Và hơn 2000 năm nay, từ trái tim của Đức Giêsu vẫn cứ đang tuôn trào ân ban Thánh Thần, đang chuyển thông cho hàng triệu người là con cái của (Chúa) Cha, nên ‘những tạo thành mới’, thành những con người ‘trở nên như Giêsu’!

Chúng ta cũng hãy nhìn lại điều này ngay từ quan điểm nhân loại. Điều ấy có ý nghĩa gì để lớn lên thành con người ‘hoàn thiện’? Ai là người trưởng thành, phải chăng là người có nghị lực, người có tính cách hoà nhập và hạnh phúc? Và nếu chúng ta phải tìm một kiểu mẫu thì ai sẽ là cái mẫu mà ta phải tìm kiếm ?

Tôi nghĩ câu trả lời nằm ngay trong các ân ban nhờ chiêm ngưỡng, lòng thương cảm (compassion) và sự can đảm. Một con người ‘hoàn hảo’, hoà nhập, trưởng thành và hạnh phúc là người đã lãnh nhận các ân ban này từ Chúa và Đấng-Trao-Ban-Sự-Sống, và học biết cách thể hiện thuần thục trong những tình huống khác nhau của cuộc sống thường ngày. Có thể có nhiều mẫu mực khác nhau như đức Phật, Mahatma Gandhi… nhưng tôi tin rằng đứng hàng nổi bật hơn cả là Đức Giêsu Kitô.

Người là con người, trổi vượt hơn tất cả. Cuộc đời của Người là một cuộc đời của sự chiêm ngưỡng, của lòng cảm thương sâu xa và của sự can đảm vượt bực. Và những ai thành tâm chấp nhận Người là Con Đường, Sự Thật và là Sự Sống, là Đấng Cứu Độ, là Thầy và là Chúa và như người Anh Em, người bạn, và là Bạn Đường, thì sẽ được biến đổi trở nên như Người, và có thể nói, “nên những người bắt chước tôi như tôi là người bắt chước Đức Kitô” (Pl 3,17). Trong số những người ấy là những vị thánh, và cũng là những môn đệ kiểu mẫu (như Mẹ Têrêxa….)

Tôi muốn đề nghị, tặng phẩm của thiên niên kỷ mới cho những kitô hữu vụ lợi là lời mời gọi canh tân được ‘biến đổi bởi Thần Khí trong Đức Kitô’, để ‘chia sẻ thần tính của Người như Người đã chia sẻ trong nhân tính của chúng ta’, để trở nên con người trưởng thành và ‘hoàn thiện’ do ‘đang trở nên giống Đức Kitô nhiều hơn nữa’. Công đồng Vaticanô nhắc chúng ta rằng ‘các thánh là những người bám chặt vào, và làm phát triển ân ban tự do của ơn thánh hoá mà họ đã lãnh nhận từ Thiên Chúa” (LG 40). Nói cách khác, chúng ta là thánh rồi, ngay từ lúc chúng ta đón nhận nơi cư trú nội tại của Thánh Thần, là Thần Khí của sự thánh thiện nhờ bí tích Rửa tội. Giờ đây vai trò của chúng ta là phải cộng tác với Thần Khí (vai trò của biện phân là ở chỗ này!) và để phát triển ba ơn quan trọng nhất nhờ đó chúng ta sẽ trở nên giống Đức Kitô nhiều hơn trong những ngày tháng tới. Đó là các ơn chiêm ngưỡng, thương cảm và can đảm.

1.         Chiêm ngưỡng (Contemplation) : Đức Giêsu Nadarét là một nhà chiêm niệm, nghĩa là Người thường hằng qui hướng về Chúa Cha bằng tình yêu, lòng mến và biết ơn trong khi đồng thời trải nghiệm Cha Người đang ngắm nhìn Người bằng một tình yêu và niềm hạnh phúc. Đức Giêsu chia sẻ ơn này với nhiều môn đệ là những người mà Thánh Thần đã làm thành những người đồng thừa kế. Lần kia, thánh Gioan Vianney đã nêu câu hỏi với một anh tiều phu thường ngồi trước Thánh Thể nhiều giờ, “Anh đang làm gì mà cứ ngồi thế này quá lâu như thế?” Câu trả lời là, “Con chỉ có nhìn ngắm Người, và Người nhìn con!” Đây là yếu tính của chiêm ngưỡng, và nó đổ tràn ngập toàn thể sự hiện hữu của con người trong ân sủng của việc cầu nguyện.

Tôi đã nhận món quà này – ơn chiêm ngưỡng – vào ngày tôi được rửa tội trong Thần Khí năm 1972. Mặc dù tôi đã xin nhiều lần ân ban này với tư cách là một tu sĩ Dòng Tên, Thiên Chúa đã làm tôi kinh ngạc với ân ban ấy sau thời gian thất bại và lấp đầy lỗ hổng của tôi bằngThần Khí. Và 28 năm sau, ân ban này đưa tôi mạnh mẽ và vui tươi trong những lúc vui và cả trong những lúc buồn, làm cho tôi nhận biết rằng Thiên Chúa hài lòng nhìn thấy tôi như thế này, ‘trước tiên là người con, rồi sau đó mới là một kẻ tội lỗi’, không phải vì phẩm chất hay sự xứng đáng của tôi nhưng vì Đức Giêsu đã làm tôi mãi mãi là anh em và là người đồng thừa tự của Người. Điều ấy đã lần lượt khiến tôi, một cách trực giác nhìn Thiên Chúa bằng tình yêu, sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn. An huệ này của sự chiêm ngưỡng được lan truyền đi thì có thể đạt được đối với mỗi kitô hữu. (mỗi môn đệ phải học để chiếm lấy tước hiệu ‘đồng-thừa-tự’, một cách nghiêm túc hơn nữa!) Nài xin điều ấy trong thế kỷ 21 này và trong Thiên Niên kỷ mới, nhận lấy nó, và dùng nó, như hàng triệu người giáo dân đang thực hiện trong “kỷ nguyên Chúa Thánh Thần”.

2.         Lòng thương cảm: Nếu bạn muốn biết một chữ tóm lược toàn bộ 9 hoa trái của Thần Khí (Gl 5,22), thì đó là ‘lòng thương cảm’, khả năng cảm thông với người khác trong vui mừng và buồn sầu và liên kết với họ theo cung cách như Đức Kitô. Chính vì trải nghiệm thường xuyên về tình yêu, niềm vui, bình an, sự thiện, sự thanh thoát, nhân từ của nhau…. Mà người ta có thể đạt tới mức thấu cảm với người khác. Tương tự, hoa trái của lòng kiên nhẫn, tự chủ, độ lượng thì rất cần thiết khi tôi phải liên hệ với một ai đó đã gây bực bội cho tôi ! Như Mẹ Têrêxa thường nói, “Đức Kitô đến với chúng ta cũng y như thể trong sự ẩn dấu xấu xí của người nghèo, kẻ vô tích sự, kẻ gây phiền toái!” Trong mỗi trường hợp, Chúa Thánh Thần muốn làm cho chúng ta động lòng trắc ẩn, trong hình ảnh Đức Kitô, nếu như chúng ta khao khát mãnh liệt tìm kiếm ân ban này. Và một đường lối có hiệu quả là nhờ kênh chuyển tải lời Chúa đối với việc chữa lành bên trong của chúng ta.

Truyện dân gian của người Da Đỏ kể rằng bên trong mỗi người có hai con chó chiến đấu dành quyền sống, một con tốt và một con xấu. Khi một thủ lãnh khôn ngoan được hỏi: “Con nào đang chiến thắng? ” thì câu trả lời của ông ấy là : “Tôi nghĩ rằng đó là con mà tôi cho ăn nhiều hơn cả”. Quả thật là đúng! Những tổn thương trong quá khứ có thể làm cho con người trở nên cay đắng, buồn sầu, sợ hãi….nhưng Lời Chúa có thể chữa lành ‘con chó bị thương’ bên trong chúng ta và nuôi dưỡng cái ‘tốt’ để hành vi của chúng ta trước sau thì đầy lòng thương cảm và yêu thương.

Đây là một bài tập thực hành: hãy đọc trong Tân Ước, bất cứ chỗ nào từ 2 đến 3 phút ngay trước khi bạn đi ngủ vào ban đêm để bạn cho tiềm thức của bạn được ăn (điều ấy hoạt động cả đêm trong khi bạn ngủ) với Lời năng động và quyền năng. Gioan 8,31; Dt 4,12 và 2 Tm 3,17 dạy chúng ta rằng lời của Thiên Chúa đặt chúng ta có một tự do nội tại, tách biệt và chữa lành những ký ức tiêu cực, và trang bị chúng ta nhắm tới mọi việc tốt lành.

Trước khi bạn bắt đầu đọc thì cầu nguyện bằng lời kinh xin ơn đức tin thế này: “Lạy Chúa, Ngài đã hứa là Lời Ngài sẽ giải thoát con. Giờ đây Con đón lấy lời Ngài để lời của Ngài chữa lành những cơn nóng giận/nỗi sợ hãi/thói quen xấu” (hay bất cứ điều gì là vấn đề của Ngài). Rồi, đọc 2 hay 3 đoạn với sự mến mộ và tập trung. Sau đó gấp sách Kinh thánh lại, thêm lần nữa dâng lời kinh mang tính chất mong đợi, tuyên xưng đức tin, theo Tin mừng Mc 11,24: “Con cảm tạ Ngài, lạy Chúa, con biết lời của Ngài đã đi vào trong con và giải thoát con!” Rồi đi ngủ. Khi bạn làm điều này nhiều ngày, bạn sẽ tìm thấy niềm vui, rằng thực ra bạn được chữa lành những cảm xúc tiêu cực, và hoa trái của Thánh Thần, và lòng thương cảm đang gia tăng trong bạn, và chứng thực cho ân ban chiêm ngưỡng của bạn. Vì chiêm ngưỡng thật cũng có nghĩa là lòng cảm thương.

3.         Lòng can đảm: để bám chặt vào ơn thánh mà chúng ta đã nhận được, và để phát triển ơn ấy, chúng ta phải chứng tỏ hằng ngày bằng sự can đảm trong việc bước theo Đức Giêsu. Thế giới đang cần các ngôn sứ, những con người can đảm, những người sẽ tiếp bước và hành động chống lại sự dữ trong thế giới. Ngay cả nài xin sự tha thứ của một thành viên trong gia đình (vợ, chồng, anh chị em) hay người thân cận, đều đòi hỏi sự can đảm luân lý. Và điều ấy trở thành ngôn sứ vì Thiên Chúa dùng nó để tiếp xúc tới người khác, và điều này tạo ra hiệu ứng lan truyền. Tóm lại, sự can đảm nghĩa là khả năng lấy những sáng kiến yêu thương. Dù trong những công tác nhân đạo (phục vụ người đói khổ) hay trong những cố gắng thực tiễn chống lại sự thống trị của sự dữ và bất công trong thành phố, quốc gia hay giáo xứ, những sáng kiến như thế cần thiết nếu chúng ta muốn trở nên muối và ánh sáng cho thế giới và men trong bột. Thần Khí sẽ chúc phúc cho chúng ta với sự sáng tạo trong chuyện này, vì như tục ngữ nói rằng: “tình yêu, giống như chiếc bánh, cần phải được nướng mới mỗi ngày!” Chúa Thánh Thần sẽ tạo ra cái khả thể này trong những trường hợp cá biệt của mỗi người chúng ta.

Sự chiêm ngưỡng chân thực phải dẫn tới lòng cảm thương, và cả hai phải thúc đẩy và làm chúng ta mạnh mẽ dẫn đến cuộc sống can đảm như những con người đã được biến đổi thành Kitô nhờ Thánh Thần.

Fr Fiorello Mascarenhas, SJ

Antôn Vũ Hữu Lệ OFM (phiên dịch)

Fr Fiorello Mascarenhas, SJ., là một linh mục đầy sức lôi cuốn do tài nói chuyện của ngài. Sống tại Bombay, Ấn Độ, là giám đốc thường trực của ICCRS (International Catholic Charismatic Renewal Services) tại Rôma từ 1981-1984. Như vậy, ngài có nhiều dịp tiếp kiến cá nhân và đối thoại với ĐGH Gioan Phaolô II và các viên chức Vatican. Ngài từng thăm viếng trên 80 nước và giảng tĩnh tâm cho các Giáo sĩ, thuyết trình tại Leaders Seminars…

Dieser Beitrag wurde unter Bai Viet veröffentlicht. Setze ein Lesezeichen auf den Permalink.

Die Kommentarfunktion ist geschlossen.