Lectio Divina – Gioan 10:22-30 – Tôi Và Cha Tôi Là Một

1) LỜI NGUYỆN MỞ ĐẦU

Lạy Thiên Chúa, là Cha của chúng con,
Thần Khí của Chúa Giêsu mời gọi chúng con, như Cha đã mời gọi Con Cha,
để loại bỏ chính bản thân cũ kĩ của chúng con và thế giới cũ kĩ của chúng con
để được tự do sống đời sống mới và sự phát triển mới.
Xin tha thứ cho chúng con về những sợ hãi và chần chừ của chúng con,
xin dẫn chúng con ra khỏi những lề thói và thói quen cũ kĩ của chúng con,
và những sự chắc chắn tự tạo của chúng con,
xin nhận chìm chúng con vào trong Tin Mừng của Con Cha,
để tin mừng của Ngài trở nên đáng tin cậy
Trong thời đại của chúng con và trong thế giới của chúng con.
Chúng con cầu xin ơn này nhờ Chúa Kitô Chúa chúng con.

2) BÀI ĐỌC – GIOAN 10:22-30

Khi ấy, người ta mừng lễ Cung Hiến tại Giêrusalem. Bấy giờ là mùa đông. Chúa Giêsu đi bách bộ tại đền thờ, dưới cửa Salômôn. Người Do-thái vây quanh Người và nói: “Ông còn để chúng tôi thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Ðức Kitô, thì xin ông nói rõ cho chúng tôi biết”. Chúa Giêsu đáp: “Tôi đã nói với các ông mà các ông không tin. Những việc Tôi làm nhân danh Cha Tôi, làm chứng về Tôi. Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đàn chiên tôi. Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi. Tôi cho chúng được sống đời đời, chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Tôi. Ðiều mà Cha Tôi ban cho Tôi, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Tôi. Tôi và Cha Tôi là một”.

3) SUY NIỆM

Các chương từ một đến mười hai của Tin Mừng Gioan được gọi là “Sách Các Dấu Chỉ”. Trong những chương này chúng ta có được sự mạc khải mang tính tiệm tiến về Mầu Nhiệm Thiên Chúa ở nơi Chúa Giêsu. Trong cách thế mà Chúa Giêsu thể hiện sự mạc khải này, thì sự tuân phục và đối nghịch xuất hiện quanh Ngài theo như tầm nhìn và ý tưởng mà mỗi người có về sự ngự đến của Đấng Messia. Cách thế mô tả hoạt động này của Chúa Giêsu không chỉ phục vụ cho việc công bố cách thế sự tuân phục Chúa Giêsu diễn ra vào thời ấy, nhưng cũng là và trên hết tất cả, là cách thế việc này cần diễn ra trong thế giới ngày nay, những độc giả của Ngài. Vào thời đó, tất cả mọi người mong đợi sự ngự đến của Đấng Messia và họ đã có tiêu chí riêng về cách nhận ra Ngài. Họ muốn Ngài giống như họ tưởng tượng Ngài sẽ là. Nhưng Chúa Giêsu không để Ngài dính bén vào yêu cầu đó. Ngài mạc khải Chúa Cha như Chúa Cha là và không giống như những người nghe Ngài muốn Người là. Ngài mời gọi hoán cải trong cách nghĩ và việc làm. Cũng thế, ngày nay, mỗi người chúng ta có những sở thích và những tham chiếu riêng của mình. Đôi khi chúng ta đọc Tin Mừng để xem liệu chúng ta có tìm thấy trong đó một lời minh xác nào về những mong muốn của chúng ta không. Tin Mừng hôm nay trình bày một ánh sáng liên quan đến vấn đề này.

• Gioan 10, 22-24: Những người Do Thái chất vấn Chúa Giêsu. Bấy giờ là mùa đông; đó là tháng Mười. Đó là Lễ Trọng Thể của việc cung hiến là dịp cử hành việc thanh tẩy đền thờ được thực hiện bởi Giu-đa Mác-ca-bê (2 M 4, 36.59). Đó là một Lễ rất phổ biến với đầy ánh sáng. Chúa Giêsu đang ở trong quảng trường của Đền Thờ, ở Cửa Đền Salômôn. Người Do Thái nói: “Ông còn để chúng tôi thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Ðức Kitô, thì xin ông nói rõ cho chúng tôi biết”. Họ muốn Chúa Giêsu xác định chính bản thân Ngài và để họ có thể xác định, theo như tiêu chí riêng của họ, liệu Chúa Giêsu là hay không là Đấng Messia. Họ muốn một số chứng cứ. Đó là thái độ của người cảm thấy là người ấy có thể điều khiển được hoàn cảnh. Những người mới phải trình bày lý lịch. Bằng không, họ không có quyền để nói hay hành động.

• Gioan 10, 25-26: Câu trả lời của Chúa Giêsu: những việc tôi làm thì làm chứng về tôi. Câu trả lời của Chúa Giêsu luôn luôn là một: “Tôi đã nói với các ông mà các ông không tin. Những việc Tôi làm nhân danh Cha Tôi, làm chứng về Tôi. Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đàn chiên tôi”. Đó không phải là vấn đề đưa ra các chứng cứ. Việc ấy có lẽ là vô ích. Khi một người không muốn chấp nhận chứng cứ của một ai đó, thì sẽ chẳng có chứng cứ nào là có giá trị và điều đó sẽ dẫn người ấy đến chỗ thay đổi và nghĩ khác đi. Vấn đề căn bản là một sự mở ra không mấy hứng thú gì về người hướng về Thiên Chúa và hướng về chân lý. Nơi nào có sự cởi mở này tồn tại, thì đàn chiên của Ngài nhận ra Chúa Giêsu. “Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi”. Chúa Giêsu sẽ nói những lời này trước quan Philatô (Ga 18:37). Người Pharisêu thiếu sự cởi mở này.

• Gioan 10, 27-28: Chiên tôi thì nghe tiếng Tôi. Chúa Giêsu lặp lại dụ ngôn Vị Mục Tử Nhân Lành là người biết rõ đàn chiên của mình và chúng biết Ngài. Sự hiểu biết song phương này – giữa Chúa Giêsu là Đấng đến nhân danh Chúa Cha và những người mở lòng họ ra trước sự thật – là nguồn của sự sống đời đời. Sự hiệp nhất giữa Đấng Tạo Hoá và thụ tạo ngang qua Chúa Giêsu vượt ra khỏi mọi mối đe doạ của sự chết: “Tôi cho chúng được sống đời đời, chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Tôi”. Chúng được an toàn và đảm bảo và, vì điều này, chúng được bình an và vui hưởng sự tự do toàn vẹn.

• Gioan 10, 29-30: Cha và tôi là một. Hai câu này muốn nói đến mầu nhiệm về sự hiệp nhất giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha: “Ðiều mà Cha Tôi ban cho Tôi, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Tôi. Tôi và Cha Tôi là một”. Những câu này và những đoạn khác giúp chúng ta đoán biết hoặc đã có một cái nhìn thoáng qua về một điều gì đó thuộc về mầu nhiệm cao cả nhất: “Bất cứ ai thấy tôi là thấy Chúa Cha” (Ga 14, 9). “Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha” (Ga 10, 38). Sự hiệp nhất này giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha không phải là một điều gì đó mang tính tự động, nhưng hơn thế đó là một hoa trái của sự vâng phục: “Tôi luôn làm điều làm hài lòng Cha tôi” (Ga 8, 9; 6, 38; 17, 4). “Lương thực của tôi là thi hành ý Chúa Cha” (Ga 4, 34; 5, 30). Thư Gửi Tín Hữu Do Thái nói rằng Chúa Giêsu đã học vâng phục từ những điều mà Ngài chịu đau khổ (Dt 5, 8). “Ngài đã vâng phục cho đến chết và chết trên Thập Giá” (Pl 2:8). Sự vâng phục của Chúa Giêsu không phải là một kiểu kỷ luật, mà hơn thế nó mang tính ngôn sứ. Ngài vâng phục để hoàn toàn trong sạch và, do đó, là sự mạc khải về Chúa Cha. Vì điều này, Ngài nói: “Tôi và Cha Tôi là một!” Đó là một tiến trình lâu dài của sự vâng phục và của việc nhập thể kéo dài 33 năm. Nó bắt đầu bằng tiếng Xin Vâng của Mẹ Maria (Lc 1, 38) và đã kết thúc bằng “Mọi sự đã hoàn tất!” (Ga 19, 30).

4. CÂU HỎI CÁ NHÂN

• Sự vâng phục của tôi trước Thiên Chúa, mang tính kỷ luật hay mang tính ngôn sứ? Tôi có mạc khải điều gì về Thiên Chúa hay tôi chỉ bận tâm về ơn cứu độ của riêng tôi?
• Chúa Giêsu không đặt bản thân Ngài vào những sự diễn giải của những người muốn minh xác liệu Ngài có phải là Đấng Messia hay không. Ở nơi tôi, có điều gì thuộc về thái độ thống trị này và về sự đòi hỏi của những kẻ thù của Chúa Giêsu không?

5. LỜI NGUYỆN KẾT 

Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc,
xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con,
cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa,
và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài. (Tv 67, 2-3)

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Dòng Cát Minh Nam)

Dieser Beitrag wurde unter Bai Viet veröffentlicht. Setze ein Lesezeichen auf den Permalink.

Die Kommentarfunktion ist geschlossen.