Kể từ cuối thế kỷ IV, Giáo hội Giêrusalem đã mừng kính lễ này, hướng tới việc dâng Chúa Giêsu vào Đền thánh và việc thanh tẩy Đức Trinh Nữ. Giáo hội Hy Lạp và Milanô kể lễ này vào một số lễ trọng kính Chúa, một nghi lễ chính trong năm. Giáo hội Rôma lại thường kể lễ này vào số các lễ Đức Trinh Nữ.
Trong thông điệp về lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria. Đức Phaolô VI viết: “Lễ mùng 2 tháng 2, được cải tên là lễ “dâng Chúa vào đền thánh”, cũng cần nhắc nhở để hưởng nguồn phong phú lớn lao của ân sủng Chúa Giêsu và Maria đi song song. Đức Kitô thực hiện mầu nhiệm cứu độ. Maria mật thiết kết hợp với Chúa chịu khổ hình, để thực hiện một sứ mạng vừa thuộc về Dân Chúa của Cựu ước, vừa là hình ảnh của Dân Tân ước luôn luôn vị bắt bớ gian khổ, thử thách đức tin và lòng trông cậy” (Lc 2,21-35) (Marialis Cultur, số 7b).
Sự kiện dâng Chúa Giêsu vào đền thánh và thánh tẩy Đức Trinh Nữ đã được thánh sử Luca ghi lại (Lc 2,22-39). Sự kiện này nhằm thực hiện những lề luật đã được ghi rõ trong Cựu ước (Lv 12,8). Theo luật Môisê, phụ nữ sau khi sanh con thì bị coi là nhơ uế trong 40 ngày nếu sinh con trai và trong 80 này nếu sinh con gái. Trong những ngày ấy họ không được vào đền thờ và không được chạm đến vật dụng nào đã thánh hiến cho Thiên Chúa.
Hết những ngày kiêng cữ trên, họ đến Đền thờ để được thanh tẩy. Họ phải mang theo một con chiên nếu là nhà giàu hay hai con chim gáy hoặc bồ câu non làm của lễ. Ngoài ra để ghi nhớ dịp vượt qua đất Ai cập. Lúc các con đầu lòng của loài người hay là của loài vật đều phải dâng cho Thiên Chúa (Xh 13,2). Vậy, trung tín với lề luật, Đức Maria và thánh Giuse “khi đã đầy ngày, lúc phải làm lễ tẩy uế cho các đấng theo luật Môsê, thì ông bà đem Hài nhi lên Giêrusalem tiến dâng cho Chúa” và các ngài “dâng làm lễ tế một cặp chim gáy hay hai con bồ câu” (Lc 2,22-24).
Như vậy sự kiện dâng Chúa Giêsu vào đền thánh diễn ra một cách bình thường dưới mắt người đời. Nhưng trong lịch sử cứu độ, đây là việc thực hiện lời tiên báo của tiên tri Malaki : “Thình lình sẽ đến nơi đền thờ của Người, vị Chúa tể mà các ngươi đòi hỏi, và thần sứ giao ước mà các ngươi ước nguyện, này vị ấy đến” (Ml 3,1). Chúa đã đến trong đền thờ Người. Bao nhiêu người đã ngóng chờ biến cố cứu độ này. Nhưng như chính tiên tri Malaki trước tự hỏi : “Ai chịu đựng nổi ngày Người đến ? Ai đứng vững được khi Người hiện ra ?” (Ml 3,2).
Dĩ nhiên khó ai nhận biết được Thiên Chúa, bởi vì Ngài đã mặc lấy vóc dáng con người như chúng ta. Phải có sự soi sáng của Thánh Thần mới biết được. Siméon và Anna là những người công chính và mộ đạo đã được hường đặc ân này. Được linh cảm, Siméon “đến đền thờ, khi cha mẹ bồng Hài Nhi Giêsu đến để làm theo điều lề luật dạy về Người” (Lc 2,27
Ẵm lấy Hài nhi trên tay, Siméon đã chúc tụng Chúa và nói:
“Mắt tôi đã thấy ơn Người cứu độ,
Người đã dọn sẵn trước mặt muôn dân,
Ánh sáng mạc khải cho dân ngoại
và vinh quang của Israel dân Người” (Lc 2,30-32).
Còn nữ tiên tri Anna, “không rời khỏi đền thánh, thờ Chúa đêm ngày trong chay kiêng và cầu nguyện. Vào giờ ấy, bà đã đến bên tán tạ Thiên Chúa và bà đã nói về Ngài cho mọi kẻ ngóng đợi phúc cứu chuộc của Giêrusalem” (Lc 37-38).
Ngày lễ Dâng Chúa Giêsu vào đền thánh còn được gọi là lễ Nến. Hôm nay Giáo hội làm phép những cây nến và phân phát cho giáo dân. Cầm nến sáng trong tay và tiến vào thánh đường, mọi người lặp lại thánh Ca mà tiên tri Siméon đã hát khi Đức Mẹ và thánh Giuse dâng Chúa Giêsu vào đền thánh. Chúa Giêsu quả là ánh sáng muôn dân, dẫn lối chúng ta vào trong cung điện Người. Những “cây nến phép” này sẽ được cất giữ trong các gia đình để dùng vào dịp lãnh các bí tích sau hết hay để thắp bên thi hài người quá cố trong gia đình. Lm. Phaolô Phạm Quốc Tuý – Theo Vết Chân Người
Trong thông điệp về lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria. Đức Phaolô VI viết: “Lễ mùng 2 tháng 2, được cải tên là lễ “dâng Chúa vào đền thánh”, cũng cần nhắc nhở để hưởng nguồn phong phú lớn lao của ân sủng Chúa Giêsu và Maria đi song song. Đức Kitô thực hiện mầu nhiệm cứu độ. Maria mật thiết kết hợp với Chúa chịu khổ hình, để thực hiện một sứ mạng vừa thuộc về Dân Chúa của Cựu ước, vừa là hình ảnh của Dân Tân ước luôn luôn vị bắt bớ gian khổ, thử thách đức tin và lòng trông cậy” (Lc 2,21-35) (Marialis Cultur, số 7b).
Sự kiện dâng Chúa Giêsu vào đền thánh và thánh tẩy Đức Trinh Nữ đã được thánh sử Luca ghi lại (Lc 2,22-39). Sự kiện này nhằm thực hiện những lề luật đã được ghi rõ trong Cựu ước (Lv 12,8). Theo luật Môisê, phụ nữ sau khi sanh con thì bị coi là nhơ uế trong 40 ngày nếu sinh con trai và trong 80 này nếu sinh con gái. Trong những ngày ấy họ không được vào đền thờ và không được chạm đến vật dụng nào đã thánh hiến cho Thiên Chúa.
Hết những ngày kiêng cữ trên, họ đến Đền thờ để được thanh tẩy. Họ phải mang theo một con chiên nếu là nhà giàu hay hai con chim gáy hoặc bồ câu non làm của lễ. Ngoài ra để ghi nhớ dịp vượt qua đất Ai cập. Lúc các con đầu lòng của loài người hay là của loài vật đều phải dâng cho Thiên Chúa (Xh 13,2). Vậy, trung tín với lề luật, Đức Maria và thánh Giuse “khi đã đầy ngày, lúc phải làm lễ tẩy uế cho các đấng theo luật Môsê, thì ông bà đem Hài nhi lên Giêrusalem tiến dâng cho Chúa” và các ngài “dâng làm lễ tế một cặp chim gáy hay hai con bồ câu” (Lc 2,22-24).
Như vậy sự kiện dâng Chúa Giêsu vào đền thánh diễn ra một cách bình thường dưới mắt người đời. Nhưng trong lịch sử cứu độ, đây là việc thực hiện lời tiên báo của tiên tri Malaki : “Thình lình sẽ đến nơi đền thờ của Người, vị Chúa tể mà các ngươi đòi hỏi, và thần sứ giao ước mà các ngươi ước nguyện, này vị ấy đến” (Ml 3,1). Chúa đã đến trong đền thờ Người. Bao nhiêu người đã ngóng chờ biến cố cứu độ này. Nhưng như chính tiên tri Malaki trước tự hỏi : “Ai chịu đựng nổi ngày Người đến ? Ai đứng vững được khi Người hiện ra ?” (Ml 3,2).
Dĩ nhiên khó ai nhận biết được Thiên Chúa, bởi vì Ngài đã mặc lấy vóc dáng con người như chúng ta. Phải có sự soi sáng của Thánh Thần mới biết được. Siméon và Anna là những người công chính và mộ đạo đã được hường đặc ân này. Được linh cảm, Siméon “đến đền thờ, khi cha mẹ bồng Hài Nhi Giêsu đến để làm theo điều lề luật dạy về Người” (Lc 2,27
Ẵm lấy Hài nhi trên tay, Siméon đã chúc tụng Chúa và nói:
“Mắt tôi đã thấy ơn Người cứu độ,
Người đã dọn sẵn trước mặt muôn dân,
Ánh sáng mạc khải cho dân ngoại
và vinh quang của Israel dân Người” (Lc 2,30-32).
Còn nữ tiên tri Anna, “không rời khỏi đền thánh, thờ Chúa đêm ngày trong chay kiêng và cầu nguyện. Vào giờ ấy, bà đã đến bên tán tạ Thiên Chúa và bà đã nói về Ngài cho mọi kẻ ngóng đợi phúc cứu chuộc của Giêrusalem” (Lc 37-38).
Ngày lễ Dâng Chúa Giêsu vào đền thánh còn được gọi là lễ Nến. Hôm nay Giáo hội làm phép những cây nến và phân phát cho giáo dân. Cầm nến sáng trong tay và tiến vào thánh đường, mọi người lặp lại thánh Ca mà tiên tri Siméon đã hát khi Đức Mẹ và thánh Giuse dâng Chúa Giêsu vào đền thánh. Chúa Giêsu quả là ánh sáng muôn dân, dẫn lối chúng ta vào trong cung điện Người. Những “cây nến phép” này sẽ được cất giữ trong các gia đình để dùng vào dịp lãnh các bí tích sau hết hay để thắp bên thi hài người quá cố trong gia đình. Lm. Phaolô Phạm Quốc Tuý – Theo Vết Chân Người