Bảy mươi lần bảy!

Phêrô rất bị đụng chạm do những lời khuyên về cuộc sống huynh đệ. Ông đã nghe các luật sĩ tranh luận về việc tha thứ. “Đối với vợ, ngươi có thể tha thứ cho vợ một lần… Đối với anh em, ngươi phải tha thứ cho anh em năm lần”.Còn quan điểm của Chúa Giêsu thì sao?

– Tôi phải tha thứ bảy lần phải không?

– Ngươi hãy tha thứ bảy mươi lần bảy.

Đứng trước câu trả lời này, một trong những câu trả lời điên rồ nhất của toàn bộ Tin Mừng, lúc này đây chúng ta có thể ở trong một tình trạng bi đát hết sức an bình. Bi đát: Chúa đang yêu cầu chúng ta một sự tha thứ rất khó khăn và tất cả đảo lộn trong ta khi nghĩ đến điều đó. An bình: cuộc sống của chúng ta thanh thản đến độ sự đòi hỏi của Chúa Giêsu đối với chúng ta dường như rất dễ: chắc chắn là phải luôn luôn tha thứ.

Lý thuyết! Chúng ta hãy nhìn chung quanh chúng ta mà xem! Ai tha thứ? Thậm chí ngươì ta nghĩ rằng tha thứ sẽ khuyến khích những gì không thể tha thứ được. “Nào xin bạn cứ tự nhiên!”. Việc nghe theo Chúa Giêsu yêu cầu có một sự đảo ngược.

Tôi lấy lại hai hoàn cảnh trên. Nếu tôi hoàn toàn bị đảo lộn đứng trước một điều gần như không thể tha thứ được (nhưng người ta vẫn luôn luôn nói là sự tha thứ), Chúa Giêsu kêu gọi tôi tha thứ ngay lập tức, mặc dầu những thương tổn và những phản kháng của tôi. Ngay lập tức. Chúng ta huỷ diệt Tin Mừng và sự sống của chúng ta khi chúng ta chờ thời, khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta không có khả năng thực hiện điều mà Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta. Làm cho chúng ta có khả năng, đó là công việc của Ngài, công việc của Thánh Linh. Phần chúng ta là phải đối diện với lơì kêu gọi đó và kêu xin Chúa Giêsu: con muốn, nhưng con không thể làm được, xin Chúa giúp con!

Nếu tôi không có vấn đề gì cả, sự đòi hỏi của Chúa Giêsu là một liều thuốc phòng ngừa. Sự đòi hỏi đó lôi kéo tôi đi ngược dòng một thế giới kiêu ngạo từ chối tha thứ.

Bởi vì đây đúng là một cuộc chiến chống lại sự kiêu ngạo, luôn luôn sẵn sàng bi kịch hoá các điều sỉ nhục và dựng lên những bức tường trước những ý tưởng hoà giải. Lòng kiêu ngạo rất biết cách nguỵ trang thành danh dự, thành lương tri, thành công bằng, thành sự tự vệ hợp pháp, thành lo lắng không tạo thuận lợi cho những kẻ xấu, đến nỗi trước tiên cần phải loại bỏ lòng kiêu ngạo đó đi đã: “Lòng kiêu ngạo ơi, đừng có mà len lỏi vào đó”.

Trong bầu không khí trong sạch hơn, chúng ta có thể xem xét ý tưởng cho rằng có những sự tha thứ xấu. Khi tôi chấp nhận mỉm cười và giơ tay ra bởi vì điều đó thu xếp ổn thoả cho tôi, thì đó là tôi không tha thứ, mà là tôi dùng mánh lới. Khi tôi tha thứ cho một tay độc tài áp bức những người yếu kém, thì đó là tôi không tha thứ, mà là tôi sợ. Nếu đó là những sự tha thứ thật sự có giá trị, thì có hai điều có thể làm cho mỗi người trong chúng ta trở thành một người sẵn sàng tha thứ và đấu tranh chống lại nhiều cái “Không thể tha thứ được!” đang đầu độc bất cứ cuộc sống chung nào.

Trước hết, nghĩ đến một người mà chúng ta biết rõ và đã có lần từ chối tha thứ. Đo lường tình trạng lộn xộn của cuộc sống. Sự nghiền ngẫm nội tâm của người đó dồn cho bạn những chi tiết về sự lầm lẫn mà người ta đã làm cho người đó, về người đã xúc phạm hoặc phản bội người đó. Trong khi suy nghĩ về tất cả những điều đó, người ta thề thốt sẽ không bao giờ rơi vào trong sự mất khả năng lật một trang mới nữa.

Tin Mừng cống hiến cho chúng ta một cách khác để vun trồng nơi chúng ta khả năng hoà giải với nhau rất nhanh: đặt những sự tha thứ của chúng ta trong sự tha thứ của Thiên Chúa. Chúng ta không bao giờ là một người công chính sẽ làm cho lòng khoan dung của Ngài rơi xuống trên một kẻ phạm lỗi đáng thương. Cả hai chúng ta đều là những người được tha thứ, được mơì gọi đi vào trong cùng một quỹ đạo của sự tha thứ.

Đó là quỹ đạo của Kinh Lạy Cha “Xin tha thứ cho con như thể người ta tha thứ cho một người con bởi vì trong khi tha thứ, con cố gắng trở thành con của Ngài”. Tự bảo: “Tôi sẽ không bao giờ từ chối tha thứ”, tương đương với: “Tôi muốn vẫn thuộc về gia đình của Thiên Chúa”.

 

      1. 70x7
Dieser Beitrag wurde unter Bai Viet, Nhac veröffentlicht. Setze ein Lesezeichen auf den Permalink.

Die Kommentarfunktion ist geschlossen.