Thánh Gioanna Phanxica Chantal

Gioana Phanxica Fremyet chào đời ngày 23.01.1572 ở Dijon, là con của vị chủ tịch nghị viện. Thuộc một gia đình công giáo đạo đức, ông đã đào tạo con gái của mình nên một đứa trẻ có đời sống tín hữu mạnh mẽ. Học tập như các trẻ em khác, thánh nữ có một tinh thần sống động và tỏ ra vừa vui tươi vừa đứng đắn. Dầu còn nhỏ, Gioana Phanxica quyết xa rời những người lạc đạo, ngài la hét khi có ai trong số họ chạm tới ngài. Khi đến tuổi hoà mình với đời sống đài các, sự dè giữ của thánh nữ chứng tỏ ngài đã không ao ước một cuộc sống dễ dãi trống rỗng. Một trong những nhiệt huyết nơi ngài là được thực hiện những công trình lớn cho Thiên Chúa: Ngài muốn được tử đạo. Ngài đã phát khóc khi thấy những người khốn cực, ngài nói:

– “Nếu không yêu thương người nghèo, tôi thấy mình như không yêu mến Thiên Chúa”.

Vị bá tước De Chantal thấy rằng: Gioana Phanxica sẽ là người vợ quí nhất trên thế gian. Cuộc hôn nhân hoàn tất. Gioana Phanxica lúc ấy 20 tuổi trở thành Gioana de Chantal. Buổi đầu, vị nữ bá tước trẻ lo âu vì những món nợ cũ phải thanh toán. Nhưng Gioana đã vui cười bắt tay vào việc. Ngài chỗi dậy từ 5 giờ sáng, dự thánh lễ, dùng ngựa để đi thăm nông trại và đất đai, kéo sợi và may vá với những người giúp việc, ngài tỏ ra là một người quản lý danh tiếng, đồng thời cũng rất bác ái và dễ yêu đến nỗi người ta gọi ngài là “bà phúc hậu”. Có người còn nói rằng: mình thích mang bệnh để được nữ bá tước viếng thăm, nhưng ngài cũng biết rằng: săn sóc và mỉm cười chưa đủ, phải có Chúa giúp sức. Chẳng hạn đến với một bệnh nhân xem như tuyệt vọng, ngài thức đêm cầu nguyện và đến sáng thì bệnh nhân được lành. Vị bá tước nhiều lần thấy người vợ đầy lòng bác ái quì cầu nguyện.

Khi xảy ra nội chiến, cảnh khốn cùng lan rộng cắp làng quê. Vị nữ bá tước đón tiếp các người bị bỏ rơi. Bệnh tật và các trẻ sơ sinh. Đoàn người thiếu ăn trong vòng bảy dặm tuôn đến, ngài tự tay múc cháo phục vụ mọi người. Thấy người đã được trợ cấp trở lại, Nnài không từ chối giúp đỡ họ và thưa với Chúa:

– “Con đến gõ cửa van xin lòng thương xót của Chúa, nào là con có muốn đến lần thứ hai thứ ba mà bị xua đuổi đâu?”

Bá tước de Chantal là một sỹ quan, thường vắng mặt để phục vụ nhà vua nơi triều đình hay trong quân đội. Khi ấy thánh nữ bỏ đồ trang sức và áo nhung, tự khép mình với sáu người con và các việc nội trợ, dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện. Khi bá tước trở về, ngài tổ chức ăn mừng với nét mặt rạng rỡ vui tươi. Hạnh phúc chiếu sáng tổ ấm gia đình.

Nhưng trong một cuộc đi săn, bá tước bị tử thương. Người vợ trẻ thành góa bụa lúc 28 tuổi, đã đau đớn khóc lóc:

– “Lạy Chúa, xin hãy cất đi mọi của cải và con cái, nhưng xin để lại người chồng yêu quí mà Chúa ban cho con”.

Dầu vậy, trong cơn thất vọng, thánh nữ đã điều khiển được lòng mình và tìm vâng theo thánh ý Chúa. Gioana Phanxica phải từ giã lâu đài để về sống gần cha chồng. Những người nghèo vây quanh xe ngài khóc lóc vì họ đã mất người mẹ hiền. Một cảnh huống nặng nề đang đợi Gioana nơi nhà cha chồng. Người quản gia già nắm mọi quyền bính, bắt ngài nuôi nấng con cái bà với con cái của thánh nữ. Người đàn bà trẻ đã cố gắng để khỏi bị chống đối, Ngài luôn hiền hậu và không hề làm cha chồng nổi nóng. Ngài cũng tổ chức một phòng thuốc cấp cứu và săn sóc người nghèo. Bảy năm trôi đi trong nếp sống khó khăn và hãm mình.

Năm 164, Gioana Phanxica gặp thánh Phanxicô Salesiô. Vị thánh quyết định đời ngài. Thánh nhân giảng mùa chay tại Dijon và nhận thấy thánh nữ chăm chú nghe mình. Ngài hỏi thánh nữ có ý định tái giá không? Thánh nữ trả lời: Không!

Và thánh nhân đã trả lời:- “Vậy phải kéo bảng hiệu xuống”. Chỉ muốn Chúa thôi, đừng làm dỏm, dẹp bỏ tất cả chi tiết phong lưu lẫn lòng kiêu hãnh.

 

Gioana tự lo cho mình, phục vụ người nghèo, lau rửa những người khốn klhổ đầy chấy rận. Mặc đồ sạch sẽ cho họ rồi nấu giặt và vá mạng áo quần cho họ. Thánh Phaxicô Salesiô dẫn ngài tới sự thánh thiện bằng đời sống ngày càng kết hiệp sâu xa hơn với Chúa. Thánh nhân cũng quả quyết rằng: thời giờ đã đến để thánh nữ từ bỏ thế gian. Đường chân thực của thánh nữ là trở nên tu sĩ và thiết lập dòng thăm viếng.

 

Gioana đã anh hùng từ giã gia đình, ngài dẫn người con gái không lập gia đình là Fracoise để bổ túc việc giáo dục bên cạnh ngài. Người con trai ở lại với ông nội đã chống lại việc ngài ra đi và nằm ngang cửa ngăn cản. Cử chỉ của thánh nữ không theo tầm mức của chúng ta: Gioana lau nước mắt bước qua mình con. Ngài biết rằng: con mình sẽ không bị bỏ rơi, vì ngài đã trao phó cho người cậu là Tổng Giám mục Bourges. Và mỗi khi cần đến, ngài sẽ đi thăm để lo cho lợi ích của các con.

 

Tháng 6 năm 1610, thánh nữ đã thiết lập tu viện dầu tiên ở Annecy và khẩn nguyện luôn thực hiện điều gì xem ra hoàn hảo hơn. Danh tiếng của các nữ tu dòng Thăm Viếng tận tâm phục vụ người nghèo, bệnh nhân và giáo dục các thiếu nữ lan rộng mau chóng. Suốt 30 năm, mẹ De Chanltal đã thiết lập nhiều tu viện, hiến mình làm mọi việc. Vào cuối đời, ngài kể lại:

– “Tôi như những nữ tá thô kệch thời thu hoạch. Người cha gia đình nói với họ: hãy đến chỗ này, hãy đi chỗ nọ, hãy trở lại cánh đồng này, hãy đi tới chỗ khác. Chẳng hạn người cha diễm phúc của chúng tôi đã nói: hãy đi thiết lập ở Lyon, ở Grenoble, hãy trở lại để đi Bourges, hãy đi Paris, hãy từ giã Paris và trở lại Dijon. Chẳng hạn nhiều năm tôi chỉ đi và đến, khi thì ở một trong những cánh đồng, khi thì ở một nơi khác của cha thân yêu”.

 

Nơi nào thánh nữ đi qua, ngài đều để lại sự êm dịu, sự phấn khởi và niềm tin tưởng. Người ta thấy ngài chống lại sự nhọc mệt bằng niềm vui và can đảm. Linh động trong công việc, ngài nấu ăn và coi bò, giờ giải trí, ngài vui vẻ với các nữ tu… khiến họ nói: “Khi mẹ chúng ta không giải trí được là thiếu một phần vui tươi êm ái”. Bệnh tật không ngăn cản được ngài săn sóc và nghĩ tới mọi sự với một trí khôn nhanh nhẹn và chính xác.

 

Mười chín năm trước khi qua đời, Gioana de Chantal mất người bạn, người cha, người nâng đỡ là thánh Phanxicô Salesio. Sự đau đớn của Ngài thực sự lớn lao. Rồi đến cái chết của người con trai để lại một cháu gái sẽ là nữ nam tước de Sévigné. Các tang lễ liên tiếp nơi các người thân. Nhưng thử thách lớn lao nhất của thánh nữ là những chán nản nội tâm, những cám dỗ kinh khủng nghịch lại đức tin. Ngài không hề tỏ lộ những đau đớn của mình và lấy sự bình thản để phủ lấp những lo âu. Mẹ de Claugy đã nói về những khô khan liên tục của ngài:

– “Chỉ trong cõi đời đời, người ta mới biết hết được”.

 

Khi ngài qua đời, cha giải tội nói:

– “Suốt 23 năm, tôi đã thán phục nơi thánh nữ một lương tâm tinh ròng trong suốt và rõ rệt hơn cả pha lê”.

 

Trong những hành trình cuối cùng, mẹ De Chantal được reo mừng khắp nơi. Khi có dịch hạch ở Annecy, ngài đã không từ chối bỏ nơi này và tăng gấp các việc bố thí và lời cầu nguyện . Ở St. Germain, hoàng hậu đưa hai người con tới gặp và xin ngài chúc lành. Ngài hân hạnh được gặp thánh Vinh-sơn Phaolô. Dân Paris chen lấn để mong chạm tới ngài và nghe ngài nói. Trở về, ngài ngã bệnh ở Monlins. Tới phút cuối ngài vẫn còn lo lắng đến mọi việc. Và sau 3 lần kêu danh Chúa Giêsu, ngài tắt thở năm 1641 và đến năm 1767 ngài được phong thánh.

 

Xin thánh nữ chuyển cầu ơn Chúa xuống trên đời sống tín hữu chúng con, đặc biệt là việc yêu thương những người đang trong tình trạng nghèo khổ về tinh thần và thể chất.

 

Dieser Beitrag wurde unter Bai Viet veröffentlicht. Setze ein Lesezeichen auf den Permalink.

Die Kommentarfunktion ist geschlossen.