Ga 3,31-36
“ĐẤNG SẼ ĐẾN …”
Đó là một trong những tước hiệu mà người ta thường dành cho Thiên Chúa trong Cựu ước.
Đấng từ trên cao mà đến.
Nói lên tính siêu việt của Thiên Chúa.
Kẻ ở đất mà ra, thì thuộc về đất và nói những chuyện dưới đất. Đấng từ trời mà đến, thì làm chứng về những gì Người đã thấy đã nghe.
Những kiểu nói trên khiến chúng ta nhận ra ngay sự khác biệt giữa Tin Mừng theo thánh Gioan và ba Tin Mừng khác.
Chẳng hạn, Mác-cô trình bày cho chúng ta một Đức Giêsu “quyền năng trong lời nói và hành động” (điều rất phù hợp với những xác quyết mà ta gặp thấy ở đây nơi thánh Gioan), nhưng đó là một Đức Giêsu đòi buộc người ta phải giữ im lặng về địa vị thần linh của Người.
Trái lại, Gioan không ngừng để cho Đức Giêsu xác quyết về “nguồn gốc thiên sai” của mình.
Phải giải thích làm sao sự khác biệt ngôn ngữ trên đây?
Có lúc người ta đã nói rằng, “Tin Mừng thứ tư” có lẽ là tiếng dội vang của một giáo huấn cao hơn dành cho các thính giả trí thức hơn… Nhận xét đó phần nào cũng hợp ly. Nhưng điều đó không giải thích được tất cả.
Các nhà chú giải cũng thường nghĩ rằng, ở một mức độ nào đó, thánh Gioan đã gán cho Đức Giêsu cách thức diễn tả củariêng ông, trong khi ba thánh sử khác bảo toàn nguyên văn những lời của Đức Giêsu, dưới dạng thức ban đầu của chúng.
Điều đó không có nghĩa là Gioan đã sáng chế ra những kiểu nói trên. Nhưng, khi suy nghĩ đến lời nói của Đức Giêsu dưới ánh sáng phục sinh, ông đã giải thích chúng theo nội tâm, bằng cách thêm vào những lời nói đó, toàn thể những chiêm niệm mầu nhiệm Phục sinh của ông.
Đấng được Thiên Chúa sai đi, thì nói những lời của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn .
Chúng ta đang sống giữa mầu nhiệm Thiên Chúa.
Chúa Cha yêu thương Người Con và đã giao mọi sự trong tay Người.
Đó là đều đã được cả ba Tin Mừng nhất lãm luôn xác quyết. Thế nên, đây không phải là một Tin Mừng mới. Mátthêu, Luca, Máccô cũng đặt trước măt chúng ta một Đức Giêsu, Đấng không ngừng nói về “Cha mình”. Nhưng Gioan bay tức khắc lên thẳng tới chóp đỉnh của mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa… ông đặt rất nhanh tới những tương quan mật thiết giữa “Chúa Con, Chúa Cha và Chúa Thánh Thần”.
Ai tin vào người Con, thì được sự sống đời đời. Còn kẻ nào không chịu tin vào người Con, thì không được sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên kẻ ấy.
Tư tưởng của thánh Gioan là một tư tưởg có tính tuần hoàn. Không ngừng trở đi trở lại một số đề tài nào đó, hệt như những làn sóng biển .
“Tin” hoặc “không chịu tin”…. đó là thứ song quan luận triệt để.
“Sống”.. hoặc “không chịu tin”… đó là kết quả.
Đối với Gioan, đối với Đức Giêsu, kẻ cố ý không tin, thì không “sống ,” nhưng đã chết. Ngày nay, ta có thể tự hỏi, chắc hẳn một số người khi quả quyết mình vô tín ngữơng, thì họ dã dứt khoát chọn lựa như thế . Nhưng trên thập giá, chính Đức Giêsu lại tha thứ cho các lý hình của Người, khi thốt lên : “họ ‘không biết việc họ làm”. Chính chúng ta hay bất cứ người nào trên trần gian, không có quyền xét đoán một ai đó là tin hay không tin. Nhưng lời của Đức Giêsu vẫn còn đó : “Kẻ nào không chịu tin, thì sẽ không được thấy sự sống . Đó là một lời mời gọi nghiêm chỉnh để tôi kiểm chứng phẩm chất của Đức tin mình. Đức tin không phải là một việc làm sẵn. Vậy, Đức tin của tôi có lớn dần không ?
Noel Quession