Chúng ta sống đời sống tâm linh một cách nghiêm túc, chúng ta không dành ra một ít thời gian để sống với Thiên Chúa và lắng nghe lời Người. Phần lớn chúng ta đọc một số kinh sáng và kinh chiều. Nhưng khổ nổi, nhưng kinh nguyện ấy thường là những lời quá quen thuộc mà chúng ta đọc một cách máy móc, vội vàng trong lúc đầu óc cứ mãi chạy theo những công việc đang chờ đợi chúng ta. Kinh nguyện như thế giống như mặt quần áo, rồi mới rửa tay của mình khi người ta cần phải được tắm rửa, kỳ cọ. chúng ta cần có sự cầu nguyện tập trung, dâng hiến, sự cầu nguyện giống như cơn đói phải được no thỏa mà không gì có thể thay thế. Loại kinh nguyện ấy luôn làm cho chúng ta biến đổi và thêm sức mạnh. “ cầu nguyện không phải là xin xỏ. Nó là sự khao khát của linh hồn. Nó là sự thừa nhận mỗi ngày sự yêu đuối của chúng ta.”
Đối với nhiều người, cầu nguyện chủ yếu là đọc kinh hơn là cầu nguyện. Trong một ý nghĩa nào đó, cầu nguyện bắt đầu ở chổ mọi diễn tả chấm dứt. những lời nói mà môi miệng chúng ta thốt ra thường chỉ là những làn sóng trên bề mặt của bản thể chúng ta. Hình thức cao nhất của sự tôn thờ là thinh lặng.
Có lẽ kinh nguyện có lợi nhất chính là ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, không nói hoặc làm điều gì. Chỉ ngồi trong sự hiện diện của Thiên Chúa, như Maria ngồi trong sự hiện diện của Đức Giê-su. Nhưng đối với một số người, điều đó có vẻ như lãng phí thời gian trong khi có rất nhiều việc phải làm.
Ở trong sự hiện diện, không nói hoặc làm điều gì, không phải làm một việc dễ dàng. Bởi vì ngay khi chúng ta ngừng lại, chúng ta cảm thấy trống rỗng kể cả thấy mình vô dụng. phần đông chúng ta có ý thức về giá trị của mình qua việc làm. Họ không biết đương đầu như thế nào với sự ngưng nghỉ và bất động. Kết quả là đời sống của họ nông cạn và hời hợt bên ngoại.
Phần đông con người có xu hướng đặt tình yêu của Thiên Chúa với hoạt động xã hội. Dĩ nhiên cầu nguyện có thể là một sự tránh né và thoát ly. Nhưng hoạt động xã hội cũng thế . Hoạt động của chúng ta có thể là một sự tránh né việc tìm kiếm Thiên Chúa. Và không có cầu nguyện người ta có thể dễ dàng quy ngã, hướng ngã thay vì được Thiên Chúa hứng khởi.
Henry David Thoreau đã sống hai năm trong một túp lều trong rừng ở Maine. Ông ta làm gì suốt hai năm ấy? Ông trông một vườn rau, đọc sách, và quan sát thiên nhiên. Nhưng một khi ông không làm gì cả. Ông nói: “ Thỉnh thoảng vào một buổi sáng mùa hè, tôi ngồi trên con đường ngập nắng dẫn vào túp lều từ sáng sớm cho đến trưa, mê man trong mộng tưởng giữa những cây thông, trong sự cô đơn và bất động yên tĩnh, trong khi bầy chim ca hát xung quanh tôi.”
Ông đã thu hoạch được gì từ điều đó? Ông nói:
“ Trong những mùa ấy, tôi lớn lên như ngũ cốc trong đêm. Đó không phải là thời gian lấy mắt khỏi đời tôi, những vượt ra ngoài và bên trên sự bớt đi thông thường. Cần cù như những con kiến chưa đủ. Ban cần cù về điều gì? Đừng sợ cuộc đời bạn sẽ kết thúc; đúng hơn phải sợ cuộc đời chưa bao giờ đã bắt đầu.”
Một số người có thể cho rằng Thoreau là một người mơ mộng lười biếng. Nhưng chúng ta cần dành thời gian cho việc cầu nguyện và suy niệm, hoặc chỉ cần thời gian cho việc cầu nguyện và suy niệm, hoặc chỉ cần ngồi thinh lặng trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Đó không phải là thời gian bị lãng phí mà là thời gian được sử dụng tốt. mỗi ngày chúng ta cần phải cố gắng, dù chỉ trong một thời gian ngắn, tìm kiếm khuôn mặt Thiên Chúa.
Với cái nhìn nông cạn, phần việc của Maria có vẻ dể dàng hơn- cô chỉ việc ngồi đó, và phần việc của Mac-ta khó khăn hơn. Nhưng suy nghĩ kỹ, chúng ta có thể thấy ít nhất đối khi phần việc của Maria khó khăn hơn nhiều trong hai phần việc ấy. Gạt bỏ công việc của mình và chú tâm hoàn toàn vào người khác không dễ dàng. Đem sự chú tâm trọn vẹn ấy vào Thiên Chúa lại cũng khó hơn. Nhưng đó là linh đạo sinh ra lợi ích rất lớn lao.
CẦU CHUYỆN KHÁC
Tổng giám mục Anthony Bloom kể lại rằng người đầu tiên đến xin ngài một lời khuyên khi ngài đã được truyền chức thánh là một bà cụ, bà nói: “ Thưa cha, con đã cầu nguyện hầu như không ngừng suốt mười bốn năm, và con Chưa bao giờ có cảm giác gì về sự hiện diện của Thiên Chúa”
“ Con có để cho Thiên Chúa có cơ hội lên tiếng không?” Ngài hỏi.
“Ồ không”, bà nói, “ con đã nói với Người suốt thời gian ấy. Như thế không phải là cầu nguyện sao?”
“Không” ngài nói. “ Cha không nghĩ như thế. Bây giờ cha gợi ý thế này. Con hãy dành riêng mười lăm phút để chỉ ngồi trước mặt Thiên Chúa”
Và bà đã làm như thế. Kết quả là gì? Không lâu sau, bà ta trở lại và nói: “ thật lạ lùng, khi cầu nguyện cùng Thiên Chúa, nói cách khác khi con nói với Người, con không thấy điều gì. Nhưng khi con ngồi thinh lặng, yên tĩnh mặt đối mặt với Người, con cảm thấy được bao trùm sự hiện diện của Người”
Sau cùng cầu nguyện không phải để nhiều lời nhưng hương đến sự hiệp thông với Thiên Chúa. Cầu nguyện là một sự yên nghỉ trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Dây là vấn đề giữ tĩnh lặng trong sự hiện diện của Người hơn là việc đọc kinh.