Hỏi: Cái gì được cho là “mới” về Tân Phúc Âm hoá.
Thấy rằng nhiều người dường như đang chờ đợi Rôma đưa ra những chỉ dẫn về một loại rao giảng Phúc Âm mới, khác với quá khứ, sẽ giúp một cách nào đó giải quyết vấn nạn Phúc Âm hoá. Nhưng đây là một sự hiểu lầm. Tân Phúc Âm hoá được gọi là “mới”, vì nó được hướng tới những người trong các nền văn hoá đã từng là Kitô giáo. những cá nhân ở trong các nền văn hoá đó có thể cần nghe về Chúa Kitô gần như như thể là lần đầu tiên,nhưng khi xem xét tổng thể, chúng ta có thể thấy rằng những dân tộc từng là Kitô giáo và các nền văn hoá từng là Kitô giáo đó cần đươc Phúc Âm hoá “lại nữa”.
Có thể đáng tiếc việc nhiều tín hữu Công giáo đã đi đến chỗ trông chờ các nhiệm vụ của họ sẽ luôn được gói gọn trong “một chương trình”. Nhưng nói chung,thói quen nầy đã phát triển do sự yếu kém của Giáo Hội và Đức Tin ở Tây phương trong một ít thế hệ qua, một sự yếu kém qua đó “các chương trình” một cách nào đó đến thay thế sự tăng trưởng và nhiệm vụ thiêng liêng. Tôi ghi nhận với lòng biết ơn rằng các Giám Mục của chúng ta đang bắt đầu nhận thức điều nầy. Chẳng hạn, khi HĐGM Hoa Kỳ thông báo cuộc vận động ăn chay cầu nguyện cho hôn nhân và tự do tôn giao đầu tháng nầy [bài nầy được viết ngày 12/12/2012.], Đức TGM Salvatore Cordeleone Gp San francisco nói :”Đây không có nghĩa là một chương trình khác nữa,mà đúng hơn là một phần của một phong trào bảo vệ sự sống,hôn nhân và tự do tôn giáo,vốn lôi kéo Tân Phúc Âm hoá vào và có thể được kết hợp chặt chẽ với Năm Đức Tin”.
Các vết tích tuy vậy vẫn còn. Chính tuần nầy, Đức TGM Lori,Gp Baltimore,nhấn mạnh tại một hội nghị ở Roma việc cần thiết phải có cộng tác giữa các giám mục ở Bắc-Trung-Nam Mỹ,để làm cho công cuộc rao giảng Tin mừng có hiệu quả. Không có bất cứ điều gì có thể phản đối trong lời kêu gọi của Đức TGM Lori, nhất là khi đến mức Ngài đề nghị tất cả chúng ta hướng về Đức Bà Guadelup. Nhưng thực tế sự cộng tác ở bình diện giám mục chẳng có gì nhiều nhặn để làm với việc rao giảng Tin Mừng – và sẽ chẳng làm cho nó có hiệu quả – trừ phi mỗi giám mục dốc sức để canh tân đức tin trong giáo phận riêng của Ngài. Chính đây là nơi mà cuộc Tân Phúc Âm hoá phải bắt đầu,khi mỗi người tìm cách biến đổi các tín hữu Công giáo trên danh xưng thành những tín hữu Công giáo thánh thiện mộ đạo. Vì một trong những khía cạnh quan trọng nhất của sự thánh thiện đích thực,là một ý thức về sứ mệnh truyền giáo.
Những lưu ý nầy thúc đẩy một áp dụng khiêm tốn. Tôi ước mong đưa ra 10 điểm sẽ dẫn tới sự canh tân thiêng liêng đích thực,một ý thức sứ mệnh truyền giáo mãnh liệt và việc rao giảng Tin Mừng hiệu quả. Bằng việc liệt kê những điểm nầy, tôi sẽ di chuyển từ mục tiêu,đi qua các quy tắc canh tân để tới những công cụ rao giảngTin Mừng. Tôi không khẳng định danh sách nầy là đầy đủ. Xét cho cùng, ngay con số 10 là một cái gì giống mánh lới quảng cáo. Nhưng tôi tin rằng tất cả những điểm nầy phải được kết hợp chặt chẽ vào những gì chúng ta có thể gọi là một đời sống Kitô hữu có hiệu quả,một đời sống vốn loan báo Tin Mừng – một cuộc sống lôi kéo tha nhân đến với Chúa Kitô.
CÁC MỤC TIÊU
Chúng ta ước ao trở thành loại người nào nếu chúng ta phải là những người rao giảng Tin Mừng có hiệu quả?Khỏi phải nói tính hiệu quả nầy sẽ nhất thiết tuỳ thuộc vào ân sủng của Chúa và vì thế chúng ta phải mở lòng chúng ta cho ân sủng càng sâu rộng càng tốt. Sự sống của Đức Chúa chúng ta phải chảy tràn qua chúng ta đến với tha nhân. Vì mục tiêu nầy, những khái niệm như là Tin,Cậy,Mến và Sự Thánh Thiện nảy ra,nhưng chúng có thể quá mơ hồ để nên hữu ích, vì vậy tôi sẽ tập chú vào bốn “cách sống” gíup xác định những gì chúng ta muốn trở thành.
1. QUAN HỆ CÁ NHÂN VỚI CHÚA KITÔ
Điều nầy chẳng làm ai ngạc nhiên cả,nhưng nó vẫn cần được nhấn mạnh. Trở thành cái mà ta gọi là một tín hữu Công giáo như vẹt thì rất dễ, nghĩa là một ai đó theo một loại bộ quy tắc tối thiểu,sống cuộc đời Kitô hữu chủ yếu cho có lệ. Một con người như thế thường tự hỏi,”Tôi cần phải làm gì để ít nhất làm cho nó tới luyện ngục” hoặc “Giáo Hội đòi buộc gì ở tôi để nên một tín hữu Công giáo tốt lành?”. Người ta hay thấy thái độ nầy hết sức phổ biến nơi hàng giáo dân ở thượng bán thế kỳ XX và một phần quan trọng trong mục đích của CĐ Vatican II là lay động Giáo Hội ra khỏi loại tính tự mãn nầy. Bất luận thế nào, đời sống Kitô hữu của chúng ta phải được xác định và được thúc đẩy đầu tiên và trên hết bởi tình yêu bản thân với Chúa Giêsu Kitô.
2. QUAN HỆ CÁ NHÂN VỚI GIÁO HỘI
Bất cứ suy tư thần học có ý nghĩa nào cũng sẽ cho thấy rằng điểm nầy đơn thuần là mặt kia của điểm thứ nhất. Giáo Hội là Thân Thể Chúa Kitô,được nên một nhờ Chúa Kitô đồng hoá chúng ta với chính Người trong Bí Tích Thánh Thể và nối kết với Đầu là Chúa Kitô không thể chia lìa được. Tất cả những gì Chúa Giêsu đưa ra để lôi kéo mọi người kết hợp với Thiên Chúa, đều có hiệu lực qua Giáo Hội. Đây là hệ quả của Cuộc Khổ Nạn,Cái Chết và Sự Phục Sinh cứu độ của Người, mà hoa trái của nó được thúc đẩy một cách cụ thể rõ ràng bởi các bí tích của Giáo Hội và bằng một cách khác biệt, qua Huấn quyền của Giáo Hội vốn gìn giữ bảo vệ Mạc Khải sao cho chúng ta “có thể được cứu thoát và hiểu biết được chân lý” (I Tm 2,4). Thực tại nền tảng về Giáo Hội nầy thường hay bị che mờ bởi các tội lỗi và khuyết điểm của các thành viên Giáo Hội,nhưng chúng ta không bao giờ được phép làm cho nó lu mờ trong cảm thức thiêng liêng riêng của chúng ta. Nói cách khác, điểm thứ hai nầy giống với điểm thứ nhất : đời sống Kitô hữu của chúng ta phải được xác định và thúc đẩy bởi một tình yêu cá nhân sâu xa đối với Giáo Hội.
3. MỘT CÁCH SỐNG ĐẠO ĐỨC LUÂN LÝ KHÁC BIỆT
Điều nầy cũng khỏi cần nói và vẫn bị các tín hữu vốn không giữ cái mà chúng ta gọi là một đời sống “được xét mình”, bỏ sót. Cách ăn nết ở đạo đức luân lý của chúng ta trở thành cách ăn ở của một Kitô hữu,nghĩa là, của một thánh nhân. Chúng ta sống cuộc sống hằng ngày ra sao – trong các quan hệ cá nhân và tình dục, trong lời nói,trong những thái độ ứng xử xã hội,trong cách sử dụng thời giờ, trong các điều chúng ta ưu tiên – đều phải được ghi dấu bởi các giá trị Kitô giáo,nghĩa là các giá trị thánh thiện. Một cách rõ ràng, nếu chúng ta nghiêm túc về hai quan hệ đầu tiên, thì đạo đức giống như Chúa Kitô ắt sẽ đi theo.Và nếu sự khác biệt nầy trong việc sống luân lý đạo đức thực sự trở thành một “cách sống” với chúng ta, thì nó sẽ được để ý. Chúng ta cần thường xuyên xét mình trong ánh sáng Mười Điều Răn và các giáo huấn của Giáo Hội,mở rộng áp dụng vào mọi ngỏ ngách tối tăm của những thói quen và chỉ yêu bản thân xưa cũ của chúng ta, để phát triển những thói quen đạo đức luân lý vững chắc của một Kitô hữu.
4. NHỮNG THÁI ĐỘ,HƯỞNG ỨNG VÀ CẢM XÚC.
Có sự khác biệt tôi đang mô tả ở đây hơn là việc tránh các tội trọng. Khi chúng ta trưởng thành trong đời sống Kitô hữu, chúng ta thấy được (hoặc phải thấy được) rằng chúng ta không phản ứng trước những tin tức, giải trí,những điều bất ngờ,những chiến thắng,những thất bại,những trầm cảm và những căng thẳng, như các láng giềng của chúng ta. Tai chúng ta không trở nên hoạt bát hơn khi nghe những chuyện vụn vặt; chúng ta không thèm khát những giải trí bình dân; cách ăn mặc của chúng ta không bị chi phối bởi những người nổi tiếng. Nếu chúng ta đang đấu tranh với khó khăn nào đó, thì chúng ta không buồn rầu hoặc cáu kỉnh. Nếu bằng cách nào đó bị làm nhục,chúng ta vẫn không nản lòng. Bị nói ngược lại, chúng ta không tấn công. Chiến thắng, chúng ta tránh lời khen và không tỏ ra hả hê. Khoe khoang đối với chúng ta là một điều nhắc nhở đáng hổ thẹn về sự yếu đuối khiếm khuyết của “con người cũ”. Chúng ta không tìm cách tránh né trách nhiệm. Trong yên tĩnh,sự kiên định không bị bên ngoài chi phối của “con người” chúng ta, chúng ta trở nên đẹp lòng Chúa hơn và trở nên vô cùng hấp dẫn hơn với tha nhân.
Bốn điểm trên đây chắc chăn đủ tiêu chuẩn của một đòi hỏi quá cao. Làm sao chúng ta tập làm quen được với “những cách sống” nầy? Ở đây tôi không quan tâm Giáo Hội hoặc Giám mục hay là linh mục ”phải làm” gì để làm cho nó xảy đến. Sự hoàn thiện thiêng liêng của mỗi người sẽ sinh hoa kết trái trong lĩnh vực cuộc sống của riêng và các trách nhiệm của người ấy.Nhưng mỗi Kitô hữu và mọi Kitô hữu tăng trưởng thế nào trong những con đường nầy? Để trả lời cho câu hỏi nầy, câu trả lời sẽ không gây ngạc nhiên lắm và chắc chắn nó sẽ chẳng mới mẻ gì. Đó là lối đi nhắc đi nhắc lại ba lần:
5. CẦU NGUYỆN.
Đặt một cách đơn giản, cuộc sống Kitô hữu không thể được sống mà không có cầu nguyện và rất nhiều cầu nguyện. Tôi bao gồm vào phạm trù nầy việc nhận đều đặn vô cùng quan trọng các Bí Tích của Giáo Hội, vốn có một sức mạnh đặc biệt để đổ đầy chúng ta bằng sự sống của Chúa Kitô – nhưng là một sức mạnh mà chúng ta chỉ có thể sử dụng một cách có hiệu quả,nếu chúng ta có được những tư thế đúng đắn. Và những tư thế đúng đắn nầy lớn lên qua cầu nguyện. Chính qua cầu nguyện mà chúng ta học biết Thiên Chúa, học biết chính chúng ta,học nhận ra sự khác biệt nầy, học phân tích thánh ý Chúa cách tổng thể và cách cụ thể,và học tăng thêm trong các nhân đức đối thần Tin – Cậy – Mến. Trong các hình thức cầu nguyện khác, việc Chầu Thánh Thể nên giữ một vai trò quan trọng. Trong bất cứ tình huống nào, để sắp đặt vân đề một cách rất đơn giản,các Kitô hũu cầu nguyện; nếu họ không cầu nguyện,thì họ không thật sự là Kitô hữu. Cuối cùng, họ học cầu nguyện luôn, thực hành sự hiện diện của Chúa,nhưng họ rất thường hay phải dành thời giờ rõ ràng để cầu nguyện, phù hợp với các bổn phận nghề nghiệp của họ. Ngay cả Chúa Giêsu cũng thường xuyên đi ra nơi khác để cầu nguyện. Hãy xem cả lời khuyên trong Lc 21,26; I Tx 5,17; Eph 6,18.
6. ĐỌC SÁCH THIÊNG LIÊNG.
Ở đây chúng ta có hình thức dễ tiếp cận nhất về truyền dạy và hướng dẫn thiêng liêng,việc thực hành đọc chậm rãi và suy gẫm về Kinh Thánh và những tác phẩm của các vị đại thánh và tiến sĩ được Giáo Hội phê duyệt. Các cách giải thích của chúng ta về những điều nầy, qua tình yêu sâu xa của chúng ta đối với Giáo Hội, sẽ luôn được sửa sai nhờ giáo huấn Giáo Hội, một vị linh hướng tuyệt hảo hoặc ít nhất một sự nghiên cứu kỹ Sách Giáo Lý. Tuy nhiên,đọc sách thiêng liêng phải vừa là nền móng đời sống cầu nguyện của chúng ta, vừa là cách thức sống còn cho sự hình thành về mặt thiêng liêng, trí tuệ và đạo đức luân lý. Chúng ta không bao giờ được rời xa một cuốn sách thiêng liêng tốt,mà với nó chúng ta có thể tập trung tâm trí,chống lại những lo ra chia trí và mở tâm hồn ra bằng một cách an toàn và có tính xây dựng cho hoạt động của Chúa Thánh Linh trong cầu nguyện. Đối với gần như tất cả mọi tâm hồn, đọc sách thiêng liêng giúp sự tăng trưởng thiêng liêng tiến triển hết sức mau lẹ. Thiên Chúa hoạt động trong chúng ta bằng nhiều cách khác,tất nhiên rồi, nhưng với một người học thức,có một hoạt động đặc biệt của Thêin Chúa, thực sự là một phép lạ ân sủng vượt qua mong đợi, để bù đắp cho một sự miễn cưỡng lợi dụng việc đọc sách thiêng liêng,liên tục,sùng tín. Về điều nầy, xem 2 Tm 3,16.
7. CÁC CÔNG VIỆC TỪ THIỆN BÁC ÁI.
Các công việc từ thiện bác ái là một việc rèn luyện thiêng liêng và là hoa trái tình yêu Chúa và yêu thương người lân cận của chúng ta. Ở đây tôi đề cập đến chúng chủ yếu theo nghĩa trước đây- như một phương tiện cho cứu cánh được xác định trong bốn điểm đầu tiên của chúng ta. Bác ái luôn đòi hy sinh cá nhân. Xét cho cùng,hầu như luôn có một điều gì mà chúng ta đúng ra đang làm. Chúng ta phải trau dồi rèn luyện bác ái như một phần của việc tập làm quen với cuộc sống Kitô hữu. Vì lý do nầy, tôi gộp vào “bác ái” những thực hành sám hối mà chúng ta phải thực hiện vì tình yêu Chúa,để kiềm chế các đam mê của chúng ta, củng cố ý chí và “hoàn tất những gì còn thiếu trong những đau khổ của Chúa Kitô” (Col 1,24). Và dù bàn tay trái của chúng ta không được biết việc bàn tay phải đang làm (x.Mt 6,3), thì Chúa Giêsu cũng đã không gợi chú ý đến bác ái như là một khía cạnh quan trọng của việc rao giảng Tin Mừng:”Qua đó mọi người sẽ biết rằng các con là môn đệ Thầy,nếu các con có tình yêu thương với nhau” (Ga 13,35).
NHỮNG KHÍ CỤ ĐẶC BIỆT CHO VIỆC RAO GIẢNG PHÚC ÂM
Có lẽ tất cả những điều nói trên đây đã quá rõ ràng. Nhưng có thể đó là một phần của điểm nầy. Không có đũa thần cho việc rao giảng Phúc Âm, không có kế hoạch đặc biệt để bảo đảm các kết quả, không có sắc lệnh được ban xuống từ những cuộc trở lại hạng cao cho đến quảng đại quần chúng. Nếu chúng ta chờ đợi một điều gì giống như thế, thì chúng ta sẽ chờ đợi vô vọng. Tôi sẽ không phủ nhận rằng ở những thời và những nơi khác nhau, những hình thức làm chứng mới mẻ có hiệu quả đã được triển khai và thi hành, đem lại những kết quả to lớn trong những hoàn cảnh đặc biệt. Hy vọng rằng chúng ta có thể tìm thấy những cách thức cũng có kết quả tương tự vươn được tới dân chúng và làm cho họ chú ý vào thời của riêng chúng ta. Đây là chuyện ta sẽ bàn vào dịp khác. Nhưng một vấn đề cấp thiết hơn là đơn giản như thế nầy : Những khí cụ nào của cuộc sống Kitô hữu mà chúng ta phải mài dũa cho nhau sao cho cải thiện những kết quả của chúng ta trong việc truyền bá Phúc Âm?
8. HIỂU BIẾT KINH THÁNH
Hai nguồn Mạc Khải lớn là Kinh Thánh và Thánh Truyền,nhưng trong khi Thánh truyền giúp ích cho dân chúng về mặt thiêng liêng đến mức độ mà nó được sống và được truyền lại, khi nó thấm vào xương tuỷ chúng ta theo thời gian,thì Kinh Thánh có một sức mạnh thiêng liêng trực tiếp và ngay tức thì với tính cách là Lời của Chúa. Đây không phải trước tiên là vấn đề chứng cứ nguyên bản. Đó là một điều mà người ta có thể làm trong biện giáo với anh em Tin Lành,những người đã chấp nhận thẩm quyền của Kinh Thánh, nhưng hiểu sai sự trọn vẹn của Mạc Khải Thiên Chúa về nhiều điểm khác nhau. Ở đây tôi nhắc tới một điều giống như những gì đã xảy đến với viên thái giám mà Thánh Philipphê đã giải thích những lời của tiên tri Isaia cho (x. Cv 8,26 – 39). Có sức mạnh cứu rỗi trong Kinh Thánh. Chúng ta làm tốt khi đưa nó vào trong các cuộc thảo luận của chúng ta, giúp chúng ta giải thích Ngôi Lời làm người bằng Lời Chúa trong Kinh Thánh.
9. CÁC TRUYỀN THỐNG VÀ TẬP TỤC.
Trong các xã hội bị thế tục hoá của chúng ta, chúng ta đã đánh mất nhiều căn cơ của đời sống Kitô hữu trong các tập quán,tục lệ và những hoạt động kỷ niệm hằng ngày của chùng ta đối với cá nhân,gia đình và cộng đoàn. Ở đây tôi muốn ám chỉ các truyền thống với chữ ‘t” thường, cả hai đều là những loại thực hành và phong tục nho nhỏ vốn có mặt trong những tập quán cầu nguyện gia đình,ăn uống chung, lòng hiếu khách, các quy tắc trai gái tìm hiểu nhau và tất cả những phương pháp để kết hợp chặt chẽ dễ dàng hơn một linh đạo hướng đạo vào công việc, giải trí và toàn bộ cuộc sống. Những ai được chấp nhận vào nhóm chúng ta sẽ tuân giữ những điều như thế. Các vấn đề thực tế sẽ thường xuyên xuất hiện và chúng ta phải đưa ra những câu trả lời. Chẳng hạn :
“Với con cái,chúng ta đã không cho phép “hẹn hò”; chúng ta đã thúc đẩy và chỉ cho phép những sinh hoạt nhóm lành mạnh bổ ích với những người khác giới cho tới một tuổi nào đó” hoặc “ đây là một là một lời cầu nguyện mà bạn có thể đọc trước giờ ăn và một lời sau bửa ăn, bảo đảm rằng tất cả mọi người trong nhà đến trước kinh mở đầu, làm cho cả nhà chuyện trò và chỉ rời bàn ăn sau kinh kết thúc. Hoặc “chúng ta có một cuộc kiệu Thánh Thể trong giáo xứ ngày Lễ Mình Máu Thánh Chúa – nó hứa hẹn sẽ là một ngày đẹp đẽ, tại sao không đến với chúng tôi?”. Đức tin của chúng ta phải được phản chiếu bằng một ngàn cách cụ thể,vửa nhỏ vừa lớn. Bằng việc loại trừ ảnh hưởng hữu ích của nó khỏi bất cứ mảng nào trong đời sống, kể cả do lười biếng hay sợ hãi, chúng ta cũng đánh mất những cơ hội lớn lao cho cả chính chúng ta lẫn cho tha nhân.
10. KỸ NĂNG TỪ BỎ
Xin cho tôi kết thúc với một điều xem ra có vẻ như một chút bất thường. Tôi tin rằng tất cả những người rao giảng Tin Mừng có hiệu quả cần phải nhận ra (và sống phù hợp với) những phân biệt sắc sảo giữa một đàng là tất cả những gì được Thiên Chúa dứt khoát mạc khải như là thiết yếu với Chúa Kitô và đàng khác là tất cả những ý kiến thuận lợi của chúng ta về những điều như chính trị,văn hoá, những sùng bái riêng tư, y phục cá nhân và hàng trăm thứ khác ngăn cản chúng ta tương tác với tha nhân với tư cách những người đồng cảm tiềm năng mà họ thật sự là. Thánh Phaolô nói rất hùng hồn về điều nầy :”Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi ngươi, để bằng mọi cách có thể cứu được một số “I Cor 9,22). Nếu chúng ta muốn rao giảng Phúc Âm,chúng ta không thể nhấn mạnh rằng những quy định của chúng ta về mọi sự từ chính sách đối ngoại cho tới thánh nhạc cũng phải được tiếp đón và chấp nhận như những lời sấm của Thiên Chúa. Bao lâu chúng ta vẫn theo cách riêng của mình, đẩy tha nhân ra vì cứ xông bừa vào mọi cuộc thảo luận nhiều đến thế! Mục tiêu trong việc rao giảng Phúc Âm với chúng ta là nói theo một cách có thể khiến người khác nghe,không phải là nghe chúng ta,mà là nghe Chúa Kitô. Để điều đó được thực hiện, thì sự từ bỏ khỏi mọi thành kiến,những sở thích và những ý kiến của chúng ta là cần thiết.
CHƯA LÀM ĐƯỢC
Một chữ cho người bị thất vọng : tôi biết bạn không tìm thấy một công thức mới ở đây, một khám phá mới về việc làm thế nào “để cho việc rao giảng Phúc Âm hoạt động”. Như tôi đã nói trên đây, nếu đó là những gì bạn đang chờ đợi,thì bạn đang chờ đợi một cái gì vốn không hiện hữu; bạn đang cậy dựa vào những chương trình trong một lãnh vực trong đó chúng ta phải cậy dựa vào ước muốn của Chúa Kitô dùng những cố gắng nhỏ hèn của chúng ta làm máng thông ơn Thiên Chúa. Tuy nhiên hai có hai lời cảnh báo:
Thứ nhất,sẽ sai lầm khi kết luận rằng không có gì là cần thiết nữa. Thách thức độc nhất của cái mà Giáo Hội đang gọi là Tân Phúc Âm hoá, ấy là nó phải có chỗ trong một nền văn hoá trong đó Kitô giáo được biết đến một phần,nhưng bị bác bỏ một cách rộng rãi như là một sự sỉ nhục đối với cách ăn ở văn minh. Nền văn hoá chúng ta không tán thành về việc đem Chúa Giêsu Kitô vào trong bất cứ hoàn cảnh nào trừ những hoàn cảnh riêng tư nhất. Chúng ta đã được nuôi dạy ở trong và được đào tạo bởi nền văn hoá hết sức bị thế tục hoá nầy và chúng ta đã hấp thụ các quy tắc của nó rồi. Nói về Chúa Kitô,về Đức Tin,về Giáo Hội thật sự không được xã hội chấp nhận . Chỉ đơn thuần không được thực hiện. Dù sao chăng nữa cũng không phải do một quý ông! Một cách hiển nhiên,việc rao giảng Phúc Âm không thể xảy ra trừ phi chúng ta có thể vượt thắng sự miễn cưỡng bản vị hoá nầy trong chính chúng ta. Chỉ khi nào vượt thắng được sự miễn cưỡng nầy,thì chúng ta mới có thể thăm dò những lối đi cụ thể hoặc những chiến thuật rao giảng Phúc Âm có thể sinh hoa kết trái. Hiển nhiên có nhiều công việc hơn phải làm liên quan đến các phương pháp thực hành,nhưng chỉ có sự tăng trưởng thiêng liêng như đã nhấn mạnh trên đây,mới có thể dẫn chúng ta đến chỗ phá đổ rào cản mà nền văn hoá của chúng ta lập ra giữa con người và Thiên Chúa.
Thứ hai, nếu việc rao giảng Phúc Âm rút cuộc lệ thuộc vào loại tăng trưởng và cam kết được nêu rõ trên đây, thì sẽ vẫn sai khi lập luận rằng chúng ta không nên dính dáng vào chứng từ Kitô giáo cho tới khi chúng ta nên hoàn thiện. Chúng ta sẽ không bao giờ hoàn hảo và Chúa Giêsu cũng chẳng đòi buộc sự trọn hảo trước khi chúng ta dám rao giảng. Về phần Người, Chúa Giêsu yêu thương hết thảy chúng ta,dù chúng ta vẫn còn ở trong tội lỗi và kể cả với tất cả tội lỗi của chúng ta. Nhờ Hy Lễ của Người, Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta cũng nên xứng đáng nói Danh Thánh Người như là tha nhân xứng đáng nghe Danh Thánh nầy vậy. Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta không cố thúc đẩy chính chúng ta. Đúng hơn,chúng ta đang thúc đẩy Chúa Giêsu Kitô – một phần vì Người còn muốn làm cho chúng ta nên hoàn thiện với tất cả những khiếm khuyết của chúng ta hơn hết.
Điều nầy đem tôi trở lại lần nữa với điểm cuối cùng trong mười điểm, sự từ bỏ. Từ bỏ chính mình là một phần của nhận biết sự khác biệt giữa chúng ta lài ai và Chúa là ai. Xét cho cùng, không phải chính chúng ta là Đường,là Sự Thật và là Sự Sống. Tôi đã nhấn mạnh sự khiêm nhường,lòng mến khách và sự tin cậy nơi Chúa. Đó là cách để bắt đầu. Hãy để người ta phê bình những khuyết điểm của chúng ta, miễn là họ phê bình chỉ trích chúng trong ánh sáng Chúa Kitô. Hãy để họ nhắm triệt hạ người mang sứ điệp,miễn là họ có được sứ điệp nầy.
Nguyên tác: Ten Keys to Effective Evangelization
Tiến sĩ Jeff Mirus, Catholic.Org 12/12/2012